07/03/2024 14:28 GMT+7

Nhật Bản giới hạn ‘hóa chất vĩnh cửu’ PFAS trong thực phẩm

Con người nhiễm PFAS khi vô tình hít phải bụi bẩn, tiêu thụ hoặc tiếp xúc với thực phẩm đóng gói bằng vật liệu chứa PFAS.

PFAS tích tụ bên trong cơ thể con người và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm - Ảnh: GETTY IMAGES

PFAS tích tụ bên trong cơ thể con người và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm - Ảnh: GETTY IMAGES

Ủy ban An toàn thực phẩm Nhật Bản vừa công bố dự thảo quy định cụ thể lượng hóa chất PFAS mà một người có thể tiếp nhận hằng ngày, sau một loạt phát hiện về tác động nguy hiểm của chúng đối với sức khỏe con người.

PFAS là gì?

PFAS là viết tắt của các chất per- và polyfluoroalkyl. Chúng là một nhóm hóa chất tổng hợp phổ biến thường được dùng để tạo ra sản phẩm chịu nhiệt, dầu và nước.

PFAS có mặt trong mọi thứ: mỹ phẩm, thực phẩm, dụng cụ nấu ăn, giấy vệ sinh, quần áo, màn hình điện thoại, cốc nhựa, bông ráy tai...

PFAS rất khó phân hủy. Chúng tồn tại trong cơ thể con người cũng như môi trường trong nhiều năm, do đó chúng được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”.

Theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Chất độc và Bệnh tật Mỹ (ATSDR), một số hóa chất PFAS có khả năng gây ung thư thận và tinh hoàn, làm tăng cholesterol trong máu, giảm trọng lượng của trẻ sơ sinh và khiến vắc xin trở nên suy yếu.

Chúng còn gây ra một số biến chứng trong lúc mang thai và thay đổi men gan.

Con người nhiễm PFAS khi vô tình hít phải bụi bẩn, tiêu thụ thực phẩm được sản xuất gần những nơi sử dụng, sản xuất PFAS hoặc tiếp xúc với thực phẩm đóng gói bằng vật liệu chứa PFAS.

Nhật Bản quy định như thế nào?

Theo dự thảo, “hàm lượng tiêu thụ hằng ngày có thể chấp nhận được” (TDI) của 2 loại hợp chất PFAS được sử dụng phổ biến nhất trong thực phẩm (PFOA và PFOS) là 20 nanogram (ng) trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Các chuyên gia ước tính người dân Nhật Bản tiêu thụ PFOA khoảng 0,6 - 1,1ng/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, đối với PFOS là 0,066 - 0,75ng/kg trọng lượng cơ thể.

Mặc dù con số nói trên thấp hơn nhiều so với TDI được đặt ra nhưng dữ liệu về PFAS trong thực phẩm vẫn còn thiếu sót nên rất có thể chúng sẽ thay đổi trong tương lai.

Hiện tại, Nhật Bản quy định giới hạn PFAS trong nước uống là 50ng/lít.

Quy định tạm thời này được đưa ra vào năm 2020, dựa trên giá trị TDI là 20ng/kg trọng lượng cơ thể/ngày đối với 2 loại hóa chất PFOS và PFOA. Điều này đồng nghĩa với việc giới hạn PFAS chính thức có thể sẽ không thay đổi nhiều trong tương lai.

Làm thế nào để "né" PFAS?

Chúng ta chưa có cách nào tránh hoàn toàn cũng như nhận biết PFAS trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi thói quen sinh hoạt để hạn chế tiếp xúc với PFAS.

Bắt đầu bằng việc thay đồ dùng nhà bếp có lớp phủ chống dính bằng những sản phẩm làm từ gang, thép không gỉ, thủy tinh hoặc tráng men.

Hạn chế sử dụng hộp nhựa, hộp xốp, giấy gói thực phẩm và màng bọc thực phẩm.

Tuyệt đối không uống nước chưa qua xử lý. Nếu có thể, hãy sử dụng bộ lọc than hoạt tính để lọc nước.

Nhiều bang của Mỹ cân nhắc cấm sản phẩm chứa “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Ngày càng nhiều bang tại Mỹ cân nhắc việc ban hành lệnh cấm lưu hành mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng chứa một nhóm hóa chất tổng hợp, có thể gây hại, còn được gọi là PFAS.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar