08/05/2012 17:27 GMT+7

Nhật - Hàn ký hiệp định quân sự lịch sử

NGUYÊN PHẠM (Theo Chosun, KBS)
NGUYÊN PHẠM (Theo Chosun, KBS)

TTO - Truyền thông Hàn Quốc ngày 7-5 đưa tin nước này và Nhật Bản sẽ ký kết các hiệp định hợp tác về quân sự kể từ năm 1945. Các hiệp định này cho phép Hàn Quốc và Nhật Bản chia sẻ thông tin tình báo.

Phóng to

Sở hữu nhiều tàu khu trục là một thế mạnh quân sự của Nhật Bản - Ảnh: defenseindustrydaily

Qua cuộc trao đổi điện thoại với Đài KBS, một quan chức Chính phủ Hàn Quốc cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin và người đồng cấp của mình tại Nhật Bản - ông Naoki Tanaka - sẽ gặp nhau ở Bắc Kinh vào ngày 14-5 tới. Dự kiến hai bộ trưởng sẽ ký kết hiệp định Thu nhận và dịch vụ tương hỗ (ACSA) và Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA).

Các hiệp định này cho phép Hàn Quốc và Nhật Bản chia sẻ thông tin tình báo quân sự, đồng thời hợp tác về hậu cần trong quá trình triển khai quân lực, ví dụ như cùng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Trước đó, hồi tháng 1 năm ngoái, hai bộ trưởng quốc phòng đã từng thảo luận về những hiệp ước trên tại Seoul nhưng không đạt được kết quả. Tuy nhiên, trước hành động phóng tên lửa của Triều Tiên vào tháng 4 vừa qua, phía Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhận thấy sự cần thiết của việc hợp tác quân sự.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Nhật Bản có 6 tàu khu trục Aegis, được trang bị hệ thống radar tiên tiến và hàng chục máy bay do thám trên không giúp quân đội nước này có lợi thế trong việc thu thập thông tin tình báo và tiến hành giám sát CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, Hàn Quốc mới mua chiếc máy bay do thám đầu tiên hồi năm ngoái.

Đổi lại, phía Nhật Bản đang hi vọng nhận được sự giúp đỡ của quân đội Hàn Quốc để có được thông tin từ các nhân viên tình báo về tình hình Triều Tiên. Hiện tại, Hàn Quốc đang thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với khoảng 20 quốc gia.

Hiệp ước của Hàn Quốc và Nhật được xem là bước đầu tiên trong khuôn khổ hợp tác quân sự giữa ba bên Seoul - Tokyo - Washington - điều mà phía Mỹ hi vọng bấy lâu nay.

Bên cạnh những hiệp ước về quân sự, Seoul cũng đang hi vọng có thể giải quyết các vướng mắc ngoại giao với Tokyo, ví dụ như việc đạt được thỏa thuận về mức đền bù cho các nạn nhân Hàn Quốc trong Thế chiến thứ hai.

NGUYÊN PHẠM (Theo Chosun, KBS)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar