23/03/2020 15:39 GMT+7

Nhân Ngày nước Thế giới: Đổi thay nhỏ tạo tác động lớn

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Được sử dụng nước sạch và hệ thống vệ sinh trong sinh hoạt được công nhận là một trong những quyền cơ bản của con người. Nhưng điều đó đến nay vẫn chưa được giải quyết căn cơ.

Nhân Ngày nước Thế giới: Đổi thay nhỏ tạo tác động lớn - Ảnh 1.

Người dân khu ổ chuột ở Durga Nagar (Ấn Độ) đến lấy nước sinh hoạt do chính quyền cung cấp - Ảnh: AFP

Nước không cần trở thành vấn đề bởi nó có thể trở thành một phần của giải pháp.

Bà Audrey Azoulay (tổng giám đốc UNESCO)

Hơn 780 triệu người trên thế giới (tức 10% dân số) sống không có nước sạch và hơn 2,5 tỉ người cần cải thiện vệ sinh, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ngày nước thế giới (22-3) năm nay, với chủ đề "Nước và biến đổi khí hậu", đã chỉ rõ rào cản lớn nhất đối với việc bảo đảm nguồn nước cho thế giới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của các nguồn nước, bao gồm cả yếu tố con người và tự nhiên, nhưng các nhà khoa học nhận thấy rằng biến đổi khí hậu là tác nhân chủ yếu. 

Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên, từ đó gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, làm giảm nguồn nước, giảm khả năng dự báo nguồn nước, giảm chất lượng nước và đe dọa sự phát triển bền vững, đa dạng sinh học và quyền con người được hưởng nước sạch và vệ sinh an toàn trên toàn thế giới.

Trong khi tài nguyên nước bị đe dọa, dân số thế giới tăng lên lại đẩy nhu cầu về nước tăng, kéo theo đó là nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên này ngày càng cao cũng như tác động tiêu cực đến môi trường.

Báo cáo công bố ngày 22-3 của Liên Hiệp Quốc nhắc nhở rằng chính những hành vi sống tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng cũng góp phần cực kỳ hữu ích cho việc tác động ngược trở lại vào cải thiện tình hình biến đổi khí hậu. 

"Nếu bạn tiết kiệm nước tức là bạn đang tiết kiệm năng lượng và như thế cũng đang giảm khí thải nhà kính từ việc tạo ra năng lượng đó để đưa nước đến cho người dùng" - ông Richard Connor, một trong những tác giả của báo cáo, nhấn mạnh.

Theo Liên Hiệp Quốc, chính sách khí hậu của các quốc gia và khu vực phải có cách tiếp cận tổng hợp đối với vấn đề biến đổi khí hậu và quản lý nước. Áp lực về nguồn cung nước đòi hỏi các quyết định mạnh tay hơn về phân bổ tài nguyên nước trong các hoạt động sử dụng.

Để đảm bảo một tương lai bền vững, tiếp tục hiện trạng không phải là một lựa chọn và quản lý nước cần được xem xét kỹ lưỡng qua lăng kính chống biến đổi khí hậu. Các quốc gia cần tăng cường đầu tư trong việc cải thiện dữ liệu, thể chế và quản trị, giáo dục và phát triển năng lực, đánh giá rủi ro và kiến thức. Các chính sách cần đảm bảo sự đại diện, sự tham gia, thay đổi hành vi và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả khu vực tư nhân và các tổ chức.

Các giải pháp bao gồm bảo vệ các "bể chứa cacbon" như đại dương và vùng đất ngập nước, áp dụng những kỹ thuật nông nghiệp thông minh thân thiện với khí hậu và tăng cường tái sử dụng nước theo các cách hợp lý và an toàn; đầu tư vào công nghệ năng lượng, tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy thay đổi hành vi lãng phí thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức.

Ngày nước thế giới năm nay diễn ra vào một thời điểm bất thường do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 khiến nhiều sự kiện liên quan bị hủy bỏ hoặc hoãn lại. Tuy nhiên, với khẩu hiệu "Mọi người đều có vai trò của mình", chiến dịch năm nay muốn nhấn mạnh thông điệp rằng ngay trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều hành động để chúng ta góp phần tạo ra sự thay đổi.

Ngày nước thế giới 22-3 ra đời như thế nào?

Nước - nhất là nước ngọt - có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống của cả hành tinh nói chung và con người chúng ta nói riêng. Liên Hợp quốc đã chọn 22-3 hằng năm là ngày Nước thế giới.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar