29/06/2015 18:38 GMT+7

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: cánh chim vàng bay vào cõi mộng

Ca sĩ ÁNH TUYẾT
Ca sĩ ÁNH TUYẾT

TTO - Tôi bật khóc khi biết tin người nhạc sĩ lão thành ấy đã qua đời sau khi chìm vào hôn mê sâu. Trong tôi chợt hiện lên nụ cười chân thành, giản dị của ông lúc gần gũi hỏi "Dạo này tươi rói hỉ" khi chúng tôi mới gặp nhau vài ngày trước.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và ca sĩ Ánh Tuyết

Có lẽ nụ cười ấy cũng đồng hiện ở ông trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, khi người thân, bè bạn, khán giả vào thăm tại bệnh viện, ông vẫn còn tỉnh táo hòa nhịp cùng mọi người cất cao tiếng hát ca khúc để đời của mình "Cuộc đời vẫn đẹp sao". Vâng, cuộc đời ấy - nhân cách ấy - tài năng ấy vẫn đẹp đến muôn đời sau.

Tài năng và sự nghiệp âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu có lẽ mọi người đều biết. Từ "Trầu cau" - tác phẩm mang âm hưởng tiền chiến trong trẻo, trang nhã mà tha thiết, đến "Đoàn vệ quốc quân" hào sảng trầm hùng, rồi còn nhiều lắm: "Tình trong lá thiếp", "Đội kèn tí hon", "Ở hai đầu nỗi nhớ"... thuở bé xíu những đứa trẻ ở mảnh đất miền Trung nắng gió chúng tôi đều thuộc nằm lòng, và càng tự hào hơn khi lớn lên được biết những sáng tác đó là của một nhạc sĩ quê hương Quảng Nam.

Nhớ đến Phan Huỳnh Điểu là nhớ đến một dáng vẻ quắc thước nhưng dung dị, uyên bác mà gần gũi thân thương.

Còn tôi, ông trước hết như một người thân trong gia đình. Từ những ngày đầu tiên chập chững và bơ vơ trên mảnh đất phương Nam này, ông đã như một người cha đầy thân thương với anh em chúng tôi.

Tấm lòng nhân hậu và trái tim đầy yêu thương, san sẻ của ông cả trong nghề nghiệp và đời sống thường nhật là những gì suốt cuộc đời này tôi sẽ không thể nào quên được.

Người nhạc sĩ lão thành ấy luôn sống mộc mạc và chân thành, không hề câu nệ và khách sáo, đặc biệt ông có một trí nhớ đầy mẫn tiệp.

Mỗi lần có dịp gặp gỡ, ông đều dành thời gian thăm hỏi quan tâm đến tôi và gia đình, ông nhớ đến từng chi tiết về thói quen của người này người kia, và đặc biệt là tình hình sức khỏe, trạng thái của mỗi người, có cảm giác ông lúc nào cũng ở bên cạnh quan tâm tới chúng tôi và trọn vẹn niềm vui khi thấy những thế hệ tiếp nối mình mạnh khỏe, gặt hái thành công.

Ở cạnh ông, có lẽ giống như tôi, mọi người đều cảm thấy mình như được tiếp thêm sức lực, khi chứng kiến sự dí dỏm, lạc quan của một bậc lão niên mà tâm hồn luôn mãi xanh vời vợi như cây đời tươi trẻ.

Tôi nhớ mãi kỷ niệm đã lâu lắm rồi. Hôm đó tôi biểu diễn ca khúc "Quảng Nam yêu thương" của ông tại sân khấu Quán Nhạc Sĩ. Trong lúc tập, ông tận tình đến tận nơi trao đổi với tôi về cách thể hiện ca khúc để sao cho có thể làm nổi bật tinh thần của tác phẩm, như một lời gửi gắm tri ân tới quê hương Quảng Nam của chúng tôi.

Ấn tượng trong buổi tập đó là một cô bé tầm khoảng 17, 18 tuổi đứng phía sau hàng rào của sân khấu lắng nghe tôi hát và chăm chú theo dõi ông, như thể đồng cảm với từng ca từ giai điệu của ca khúc.

Rồi tối hôm đó tôi cứ ngỡ cô bé đó sẽ có mặt dưới hàng ghế khán giả, tôi dõi mắt tìm mãi không thấy đâu. Hát xong tôi rời sân khấu thì bất ngờ cô bé gọi tôi cũng từ phía sau hàng rào với đôi mắt ngấn lệ vói tay qua hàng rào tặng tôi một bó hoa, một giọng Quảng Nam rụt rè chân thật "em cám ơn chị về bài hát xa quê, nghe chị hát bài hát của nhạc sĩ thấy ấm lòng quá".

Trời! Sao em không vào trong xem? Cô bé ngần ngại rồi mãi mới nói lý do là không có tiền mua vé nên chỉ đứng bên ngoài để nghe. Tôi hơi ngạc nhiên vì bản thân mình được biết giá trị của bó hoa đó ở thời điểm ấy là đủ tiền mua vé vào cửa rồi.

Hóa ra em bỏ tiền mua hoa nên không có tiền mua vé. Đang ngỡ ngàng trong xúc động thì cô bé ngập ngừng nói muốn gặp nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhưng chắc là không được rồi. Tôi vội vào tìm ông để tặng lại bó hoa ấy và kể cho ông nghe câu chuyện cô bé đứng sau hàng rào nghe nhạc chú.

Ra đến nơi thì cô bé đã đi rồi. Nghe câu chuyện tôi kể ông rất buồn vì không được gặp mặt cô bé. Rồi trên đường về hôm ấy ông chia sẻ rằng trong cuộc đời hoạt động âm nhạc gặp được những khán giả như thế là vô cùng đáng quý.

Với ông, âm nhạc luôn hướng tới cuộc sống, là tiếng lòng của bản thân và cũng là những điều dường như mình được run rủi để nói hộ mọi người. Mỗi khi tìm được sự đồng điệu ấy là thêm một lần hạnh phúc.

Vẫn với tư tưởng đó khi làm giám khảo cuộc thi "Tiếng hát mãi xanh", ông cho biết cũng như các thí sinh, mình như trẻ lại. Ông chia sẻ: "Thật tình, trong tất cả các cuộc thi hát, tôi quý nhất Tiếng hát mãi xanh.

Cuộc thi đậm chất quần chúng, không đặt nặng chuyện thi thố và hết sức trong sáng. Đặc biệt, ai vào tới chung kết cũng đều hát hay quá". Điều đặc biệt là theo ông thì âm nhạc không phân biệt tuổi tác và hơn hết không có sự toan tính trong đó.

Người ta đến với âm nhạc như một lẽ tự nhiên để được là chính bản thân mình nhất. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cũng vậy, ông tựa cánh chim mang tới cho đời sống âm nhạc nước nhà những giai điệu mang hồn cốt dân tộc, song hành cùng những thời khắc lịch sử đầy tự hào của đất nước cũng như khắc họa nên những tình cảm, hình dung đầy chất tự tình dân tộc.

"Tiếng hát mãi xanh" bây giờ không có sự góp mặt của ông ở hàng ghế ban giám khảo. Một khoảng trống rất lớn, nhưng tôi tin chắc rằng những hình dung ông để lại qua cuộc đời của mình sẽ là hồi quang thẳm xanh nhất khiến những người đã từng biết đến con người và âm nhạc của ông có thêm cảm hứng thăng hoa giữa đời thường.

Và đời sống âm nhạc nước nhà cũng vậy, một huyền thoại âm nhạc đã ra đi để lại những dư âm còn mãi bên dòng thời gian.

Với bản thân mình, tôi nghẹn lời khi nhớ đến những bữa cơm đầm ấm mà ông và gia đình đón tiếp tôi khi tôi mới chân ướt chân ráo vào Sài Gòn, những lần trao đổi chân thành với ý kiến đóng góp của ông khi tôi thể hiện các tác phẩm không chỉ của ông mà của các nhạc sĩ khác.

Ai đó đã từng nói rằng "Cái gì của mình cho dù khi điều đó mất đi thì mình vẫn không mất nó". Cánh chim vàng của âm nhạc Việt nam đã rời chúng ta để bay xa vào cõi mộng. Nhưng có lẽ cũng như bao người khác trên dải đất hình chữ S này yêu mến con người và âm nhạc của ông, tôi tin rằng những gì ông để lại cho cuộc đời này bằng lời ca tiếng hát sẽ vẫn mãi còn tỏa sáng bên chúng ta.

Thưởng thức ca khúc Quảng Nam yêu thương qua giọng ca Ánh Tuyết.
Ca sĩ ÁNH TUYẾT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar