03/05/2019 20:23 GMT+7

Nhắc nhở người tung tin thất thiệt về đĩa lạc giá 10 USD

TIẾN THẮNG
TIẾN THẮNG

TTO - Ngày 3-5, lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông TP Hải Phòng cho biết đã xác định và có biện pháp chấn chỉnh nhắc nhở người đưa thông tin không đúng sự thật về 'đĩa lạc giá 10 USD' trên phà Gót, huyện Cát Hải gây xôn xao dư luận.

Nhắc nhở người tung tin thất thiệt về đĩa lạc giá 10 USD - Ảnh 1.

Đại diện thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Hải Phòng thông tin về kết quả xác minh cũng như làm rõ chủ tài khoản đã đưa thông tin không chính xác về đĩa lạc giá 10 USD - Ảnh: MAI LÂM

Sau khi rà soát, Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Hải Phòng xác định vào khoảng 11h ngày 29-4, tài khoản Facebook "Anh Trung Dh-xkld" đã đưa lên trang cá nhân thông tin cho rằng một người bán hàng trên phà Gót đã bán cho 3 người khách nước ngoài đĩa lạc luộc với giá 10 USD.

Thông tin này sau đó được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội với nhiều ý kiến trái chiều, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của TP Hải Phòng. Ngay sau khi cộng đồng mạng có ý kiến, chủ tài khoản Facebook này đã tìm hiểu lại thông tin và chủ động xóa ảnh cùng bài viết trên trang cá nhân vào chiều 30-4.

Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Hải Phòng vào cuộc, điều tra tính xác thực của thông tin và xác định được chủ tài khoản Facebook ở xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo.

Tại buổi làm việc với thanh tra Sở Thông tin và truyền thông, chủ tài khoản Facebook "Anh Trung Dh-xkld" xác nhận có nhìn thấy người khách nước ngoài đưa 10 USD cho người bán hàng, tuy nhiên bản thân không chứng kiến hết tường tận sự việc nên không biết có việc trả lại tiền thừa cho khách nước ngoài nên đưa thông tin lên trang cá nhân để chê trách người bán hàng.

Nhắc nhở người tung tin thất thiệt về đĩa lạc giá 10 USD - Ảnh 2.

Thông tin không chính xác về "đĩa lạc giá 10 USD" được nhiều trang Facebook lấy lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch của Hải Phòng - Ảnh: TIẾN THẮNG chụp lại

Sau khi thông tin được làm rõ, chủ tài khoản thừa nhận thông tin đưa lên của mình không đầy đủ bằng chứng và không đúng bản chất sự việc nên đã chủ động xóa, đồng thời cũng đăng trên trang cá nhân thông tin đính chính sự việc.

Chủ tài khoản cũng chủ động xin lỗi người bán hàng trên phà Gót và cộng đồng mạng xã hội, mong được tha thứ cho hành động này của bản thân.

TTO - Thấy chiếc taxi đậu trước nhà, nam thanh niên lấy xe máy dựng hiện trường giả, nằm xuống một bên kêu bạn chụp hình đăng facbook câu like...

TIẾN THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Một video đang gây sốt trên mạng xã hội cho thấy chiếc Tesla Cybertruck vẫn nguyên vẹn sau khi bị thả tảng đá 1 tấn từ trên cao xuống. Tuy nhiên, thực tế đây là video giả, được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Việc ông Biden công bố thông tin mắc ung thư tuyến tiền liệt đã làm dấy lên nhiều nghi vấn và tranh cãi, nhưng các chuyên gia khẳng định đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và không có dấu hiệu bị che giấu như đồn đoán.

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo mạo danh doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc khi giá vàng biến động mạnh, nhằm tránh bị chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân.

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar