30/12/2022 07:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhà xuất bản Giáo Dục ‘lạm dụng độc quyền sách giáo khoa’, giá sách cao bất hợp lý

THÂN HOÀNG
THÂN HOÀNG

Những lùm xùm về độc quyền sách giáo khoa gây bức xúc dư luận trong nhiều năm nay đã được thanh tra xác định rõ là “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường”. Và phụ huynh đã phải mua sách giá cao bất hợp lý.

Nhà xuất bản Giáo Dục ‘lạm dụng độc quyền sách giáo khoa’, giá sách cao bất hợp lý - Ảnh 1.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Nhà xuất bản Giáo Dục phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền chênh khi bán sách giáo khoa - Ảnh: NAM TRẦN

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm vừa ký ban hành thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo.

Ngoài việc xác định "dấu hiệu lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà xuất bản trong phát hành sách bài tập, cơ quan thanh tra còn chỉ ra nhiều sai phạm, nhiều điểm bất thường của quá trình in, phát hành và đăng ký giá bán sách giáo khoa.

Người dân phải mua sách giá cao "bất hợp lý"

Theo kết luận, sách giáo khoa được biên soạn, phát hành từ năm 2002 cơ bản đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ kịp thời tới mọi vùng miền trong cả nước. Nội dung sách ổn định, xuất bản, tái bản theo quy định của Luật xuất bản.

Tuy nhiên, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cũng bị xác định có hàng loạt sai phạm, nhiều điểm bất thường, chưa bảo đảm công bằng, minh bạch trong một số khâu liên quan in ấn, đăng ký giá bán…

Trong đó, nội dung đáng chú ý nhất được kết luận nêu là nhà xuất bản đã "lạm dụng vị trí độc quyền", "lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường".

Cụ thể, kết quả kiểm tra, xác minh tại Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cho thấy giai đoạn 2014-2018, quá trình xây dựng giá gói thầu in sách giáo khoa, hạch toán có sai sót dẫn đến gia đình học sinh phải mua bằng với giá đã đăng ký từ năm 2011 được ấn định trên bìa sách.

Mức giá mà người dân phải mua bị xác định cao hơn giá sách giáo khoa phải đăng ký đúng giá với số tiền khoảng hơn 85 tỉ.

Trong khi đó, "việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in, nhà thầu in, phát hành, kinh doanh sách giáo khoa còn một số thiếu sót, vi phạm dẫn đến giá sách giáo khoa đã được nhà xuất bản đăng ký từ năm 2011 cao bất hợp lý", kết luận nêu.

Nhà xuất bản Giáo Dục ‘lạm dụng độc quyền sách giáo khoa’, giá sách cao bất hợp lý - Ảnh 2.

Nhà xuất bản Giáo Dục bị thanh tra kết luận "lạm dụng độc quyền sách giáo khoa" - Ảnh: NAM TRẦN

"Nhà xuất bản chưa thực hiện rà soát cơ cấu chi phí và giá thành, định mức, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỉ lệ chiết khấu của sách giáo khoa cao, chưa thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành sách giáo khoa, chưa thực hiện tái cấu trúc và nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp...

Trong khi nhà xuất bản là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp độc quyền biên tập, thiết kế, chế bản, xuất bản, in, phát hành, kinh doanh sách giáo khoa đối với sách giáo khoa được biên soạn", kết luận nêu và cho rằng những thiếu sót này ảnh hưởng đến phụ huynh vì họ phải mua sách giáo khoa theo giá ấn định trên bìa sách.

Thanh tra kết luận nhà xuất bản đã có hành vi "lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh".

Nhà xuất bản còn xây dựng mức giá để đăng ký giá sai so với hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, có dấu hiệu vi phạm quy định trong lĩnh vực giá, quy định về đăng ký giá sách giáo khoa.

Thanh tra còn phát hiện cơ quan này đã phân bổ chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sách giáo khoa. Phân bổ chi phí chung không đúng tỉ lệ doanh thu, làm tăng chi phí chung được phân bổ cho sách giáo khoa cao hơn gần 70 tỉ.

Việc trên dẫn đến gia đình học sinh phải mua sách giáo khoa bằng giá nhà xuất bản đã đăng ký từ năm 2011 cao hơn giá phải đăng ký đúng là gần 70 tỉ đồng.

Phát hành sách qua nhiều trung gian, chiết khấu đến 25%

Thanh tra cho rằng việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh "có nhiều bất thường, chưa đảm bảo công bằng, hiệu quả kinh tế".

Cụ thể, việc xác định nhu cầu sản xuất của Nhà xuất bản Giáo Dục không sát thực tế nên lượng hàng tồn kho lớn (chủ yếu là giấy in). Việc này đã làm tăng chi phí lãi vay, dự phòng giảm giá hàng tồn kho dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Từ trước ngày 22-8-2017, nhà xuất bản chưa ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu in sách giáo khoa, cung cấp vật tư, giấy in... để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế theo quy định.

Nhà xuất bản cũng chưa bổ sung đăng ký kinh doanh nhập khẩu giấy in hoặc tổ chức thực hiện việc ủy thác nhập khẩu giấy in để giảm bớt chi phí trung gian, giảm giá thành sách. Đơn vị này còn sử dụng giấy in định lượng thấp, thấp hơn định lượng giấy in sách thường theo tiêu chuẩn quốc gia.

Cơ quan thanh tra đưa ra dẫn chứng, trong giai đoạn năm 2014-2019, nhà xuất bản chỉ thu thập báo giá của một số ít nhà thầu cung cấp giấy in và lặp lại trong nhiều năm. Trong đó, Công ty CP giấy Phùng Vĩnh Hưng được lựa chọn cung cấp chiếm 83% số lượng giấy của nhà xuất bản, tương đương gần 1.900 tỉ đồng.

Kiểm tra xác suất một số hợp đồng cung cấp giấy in của Công ty Phùng Vĩnh Hưng cho nhà xuất bản cho thấy giá giấy in được bán cao bình quân gấp khoảng 1,7 lần giá giấy công ty nhập khẩu trực tiếp, tương ứng số tiền chênh lệch khoảng 210 tỉ đồng.

Đáng chú ý, thanh tra phát hiện việc phát hành sách giáo khoa qua các kênh phát hành đến tay người tiêu dùng qua nhiều bước trung gian "nên chưa tiết kiệm được chi phí". Tỉ lệ chiết khấu của sách giáo khoa là 25% bị kết luận là cao, chưa hợp lý so với một số mặt hàng độc quyền, thiết yếu khác.

Cụ thể, bốn Công ty CP Sách và thiết bị giáo dục (miền Bắc, Trung, Nam, Cửu Long) là đại lý cấp 1 của nhà xuất bản được hưởng 5%; các công ty sách và thiết bị trường học địa phương trong khu vực là đại lý cấp 2, được hưởng từ 7-8%; các đại lý, cửa hàng sách, các trường học là đại lý cấp 3, được hưởng từ 12-13%.

Thanh tra Chính phủ còn kết luận Nhà xuất bản Giáo Dục chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng đã thực hiện tăng giá sách giáo khoa 16,9% từ năm học 2019-2020.

Cơ quan thanh tra kiến nghị Nhà xuất bản Giáo Dục phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền gia đình học sinh đã mua sách giáo khoa cao hơn giá phải đăng ký đúng.

"Do thời kỳ thanh tra từ 2014-2018, trong khi đó sách giáo khoa được nhà xuất bản thực hiện đăng ký giá từ năm 2011 nên chưa xác định được cụ thể, chính xác số tiền gia đình học sinh đã mua cao hơn giá mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá.

Phó thủ tướng đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra về các yếu tố hình thành giá sách giáo khoa", kết luận nêu.

'Dấu hiệu lợi ích nhóm’ giữa Bộ Giáo dục, nhà xuất bản trong phát hành sách bài tập

Thanh tra Chính phủ kết luận hàng loạt sai phạm về biên soạn, tăng giá sách giáo khoa, gắn với trách nhiệm Bộ GD-ĐT, kiến nghị chuyển Bộ Công an điều tra “dấu hiệu lợi ích nhóm” giữa Bộ GD-ĐT và nhà xuất bản trong in ấn, phát hành sách bài tập.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar