17/05/2017 14:43 GMT+7

Nhà vô địch bơi lội tuổi 65: Ước mơ không có giới hạn

PHẠM KIM
PHẠM KIM

TTO - Cô Ana María Canaval Landázuri, nhà vô địch bơi lội tuổi 65, rạng rỡ và hào hứng chia sẻ câu chuyện vượt qua trở ngại về sức khỏe để chinh phục ước mơ sau tuổi 50.

Cô Ana cùng chồng và các khách mời đặt biệt chia sẻ tại sự kiện “Bạn đồng hành cùng sức khỏe cha mẹ” do Abbott tổ chức tại Bệnh viện Chợ Rẫy hôm 13-05

Cô là khách mời đặc biệt từ Peru trong sự kiện “Bạn đồng hành cùng sức khỏe cha mẹ” do Abbott tổ chức tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

*Cô đã làm quen với môn bơi lội từ khi nào và vì sao cô phải dừng lại đam mê đó?

Cô Ana María Canaval Landázuri: Tôi bắt đầu bơi từ lúc 10 tuổi và ước mơ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp. Nhưng đến năm 15 tuổi thì cha mẹ không cho bơi nữa mà bắt tôi tập trung vào việc học, nên giấc mơ ấy bị dang dở từ đó.

Cho đến gần 40 năm sau, khi tình trạng sức khỏe của tôi giảm sút, nồng độ cholesterol trong máu cao, thừa đến 20 cân và một số vấn đề khác về sức khỏe. Bác sĩ khuyên tôi nên sống một cuộc sống lành mạnh hơn như quan tâm đến chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao thường xuyên. Từ đó tôi mới quay lại với môn bơi lội.

*Trong số tất cả các môn thể thao, tại sao cô lại chọn môn bơi lội?

Cô Ana María Canaval Landázuri: Tôi bắt đầu vì hai lý do sức khỏe và đam mê bơi lội khi còn nhỏ. Vào thời đó, các bậc cha mẹ nghĩ rằng việc tập luyện thể thao sẽ không đảm bảo tương lai và cuộc sống sau này nên đã bắt tôi từ bỏ.

Về sau này khi gặp vấn đề về sức khỏe thì tôi muốn thực hiện lại ước mơ còn dang dở, do đó tôi quay lại với môn bơi lội.

Mục tiêu của tôi không chỉ trở thành nhà vô địch bơi lội trong nước mà tôi còn muốn trở thành vận động viên bơi lội đẳng cấp thế giới. Đến giờ tôi vẫn tiếp tục tập luyện để đạt được mục tiêu đó.

Cô Ana María Canaval Landázuri hạnh phúc khi thực hiện ước mơ bơi lội

*Trở lại với môn bơi lội khi đã 57 tuổi, cô có gặp khó khăn về thời gian, công việc, gia đình và cô đã thu xếp nó như thế nào?

Cô Ana María Canaval Landázuri: Tôi gặp khá nhiều khó khăn vì ban ngày vẫn phải đi làm, dành thời gian cho con cái, gia đình nên tôi bắt buộc phải tập luyện vào buổi tối. Tôi đã ngồi lại thiết kế thời gian biểu hợp lý vừa cho gia đình vừa cho công việc, vừa cho đam mê, sức khỏe của mình. Đó là một thời gian biểu rất chi tiết, giờ nào việc đấy, buổi sáng nấu đồ ăn sáng cho gia đình, đi làm, buổi tối tôi mới có thời gian cho việc tập luyện….

Tôi xin nhấn mạnh một điều là tôi đã cố gắng như vậy trong tình trạng sức khỏe không được tốt vì tôi muốn đó là động lực cho con cái tôi sau này. Tôi muốn là tấm gương cho các con: hãy sống cuộc sống mà mình mong ước!

*Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện, những thực phẩm dinh dưỡng cô sử dụng hằng ngày là do cô quyết định hay là do bác sĩ tư vấn?

Cô Ana María Canaval Landázuri: Tất nhiên là phải có sự hỗ trợ của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ. Bác sĩ chính là người chỉ ra cho tôi thấy cụ thể những vấn đề và giúp tôi lập một kế hoạch để giành lại sức khỏe của mình. Chính bác sĩ là người vẽ ra con đường và chồng tôi là người giúp tôi thực hiện, khuyến khích tôi phải theo chế độ ăn uống đặc biệt để cải thiện tình hình sức khỏe trong thời điểm ấy.

Khi tôi giảm cân 20 kg thì khối cơ nhão ra, do vậy bắt buộc phải có thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để đủ chất. Ở Peru thì người ta gọi là Ensure Advanced, ở Vietnam gọi là Ensure Gold. Đó là sản phẩm tôi vẫn dùng từ thời điểm đó đến giờ và đặc biệt giúp tôi có đủ sức mạnh để vượt qua những cuộc thi đấu khắc nghiệt.

*Khi đã nổi tiếng và rất bận rộn với những cuộc thi như vậy, cô còn dành thời gian để chăm sóc gia đình?

Cô Ana María Canaval Landázuri: (Cười) Ngược lại, gia đình đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều. Từ khi tôi quay lại với thể thao thì tôi có cảm giác như gia đình tôi đoàn kết hơn để có sức mạnh.

Chồng tôi là quản lý riêng của tôi, ba người con gái phụ trách giúp tôi những vấn đề quan trọng như về kỹ thuật bơi, về dinh dưỡng, khâu hình ảnh giao tiếp…

Tôi cảm thấy chúng tôi hạnh phúc hơn, chưa bao giờ chúng tôi đoàn kết như bây giờ.

Tôi còn có 2 đứa cháu trai rất đam mê đá bóng và chúng tôi rất muốn hướng chúng theo con đường này.

Ana María Canaval Landázuri trong giờ tập luyện

*Trong 8 năm theo đuổi đam mê bơi lội, điều gì làm cô tâm đắc nhất và điều gì làm cô tiếc nuối nhất?

Cô Ana María Canaval Landázuri: Thật sự là tôi không thấy hối tiếc vì điều gì cả. Tôi cảm thấy vui vì đã cố gắng thay đổi được cuộc sống của mình, cải thiện được tình trạng sức khỏe và một điều rất quan trọng là tôi sống hạnh phúc, tôi cảm thấy như là tấm gương cho nhiều người khác làm theo là hãy sống một cuộc sống lành mạnh, tập thể thao để làm được điều mình thích. Đó là điều đã khích lệ tôi rất nhiều!

Rất cám ơn cô đã chia sẻ! Chúc cô ngày càng thành công hơn trên đường đua của mình và sức khỏe cô ngày càng cải thiện hơn!

PHẠM KIM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar