15/01/2018 10:34 GMT+7

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’

V.V.TUÂN
V.V.TUÂN

TTO - Hàng trăm độc giả đến xếp hàng kín phố sách Hà Nội để được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tặng chữ ký cho cuốn sách mới 'Cây chuối non đi giày xanh'.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có buổi ký tặng với nhiều niềm vui ấm áp cùng độc giả Hà Nội - Ảnh: V.V.TUÂN

Dù thời tiết Hà Nội đang trong những ngày rét đậm, Ban tổ chức cho biết, từ 5h ngày 14-1 đã có những độc giả đầu tiên đến xếp hàng chờ đợi được gặp nhà văn.

Bạn đọc Ninh Thị Phượng (sinh năm 1991) cho biết chị đã đọc hầu hết những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

"Chất văn của Nguyễn Nhật Ánh êm đềm, đưa tôi về tuổi thơ. Mỗi khi tôi buồn hay căng thẳng đều tìm đến sách của ông. Ông như một người bạn vô hình vĩ đại mà gần gũi với tôi.

Tuổi thơ tôi quá cô đơn, những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành người bạn đồng hành của tôi tới tận bây giờ.

Đọc văn của Nguyễn Nhật Ánh, tôi cứ mong muốn rằng ông mãi giống như một hoàng tử nhỏ của tuổi thơ. Tôi thích cả những bức vẽ trong tác phẩm của ông, đơn giản, mộc mạc vậy thôi", chị Phượng chia sẻ về những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Nguyễn Trà My, học sinh lớp 6, cho biết cuốn sách đầu tiên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh em đọc từ năm lớp 3 là Bồ câu không đưa thư.

"Câu chuyện của bác Ánh thường cái kết mở, kết thúc mỗi câu chuyện sẽ mở ra câu chuyện khác", My nói.

Trần Ngọc Diệp, học sinh lớp 11, lại lý giải sức hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh vì lời văn gần gũi, tình yêu trong sáng, đơn thuần, không những trẻ con mà người lớn đều thích đọc.

"Đọc sách bác Ánh rất lôi cuốn, em không thể ngừng lại được, cứ đọc hết một cuốn là muốn đọc thêm một cuốn nữa", Diệp chia sẻ .

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 2.

Nhiều phụ huynh cùng các con xếp hàng từ sớm để đợi xin chữ ký nhà văn - Ảnh: V.V.TUÂN

Đến gần trưa, hàng dài độc giả vẫn xếp hàng kín dọc phố sách Hà Nội. Tranh thủ mấy phút nghỉ tay, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ với báo chí về động lực viết không ngừng nghỉ của ông:

"Viết là công việc hằng ngày của tôi. Lúc viết sách tôi rất vui, cảm thấy mình đang sống. Ngày nào không viết tôi cảm thấy mình chưa sống đủ.

Tôi nghĩ cách ngành nghề khác cũng vậy, đó là thái độ của mình đối với nghề".

Chia sẻ về cuốn sách mới ra, được in lần đầu đến 170.000 bản, nhà văn nói:

"Trước khi viết cuốn Cây chuối non đi giày xanh, tôi có viết cuốn Ngày xưa có một chuyện tình. Trong tác phẩm đó tôi để cho các nhân vật lớn lên, va đập với cuộc sống, có đấu tranh nội tâm giữa thiện và ác, giữa tình bạn và tình yêu, giữa hi sinh và phản bội... Nói chung nhân vật phức tạp và rất nặng nề. Khi viết cuốn sách như vậy, bản thân tôi cũng cảm thấy nặng nề theo.

Nên tôi viết cuốn Cây chuối non đi giày xanh về thế giới vô tư, tươi sáng, trong trẻo cũng là một cách làm cho bản thân tôi cân bằng lại sau khi viết cuốn trước quá "nặng". Cuốn sách mới rất nhẹ nhàng", nhà văn chia sẻ với báo chí và độc giả.

Ông nói tiếp: "Trong suy nghĩ của tôi có rất nhiều điều cần phải kể về tuổi thơ. 30 năm nay tôi toàn viết về tuổi thơ, đó là nỗi ám ảnh lớn nhất. Mỗi nhà văn có một ADN sáng tạo riêng, đối với tôi thì những trang viết về tuổi thơ là những cái gì đó rất máu thịt.

Có lúc tôi cảm giác chính tuổi thơ mượn tay tôi để viết nên những cuốn sách.

Dù kiểu tóc, kiểu ăn mặc và nhiều thứ thay đổi như công nghệ mới du nhập vào sẽ làm cho sinh hoạt khác trước đây, riêng về cảm xúc như tình yêu, tình bạn, tình thầy trò, sự hồi hộp rung động trước mối tình đầu... thì của trẻ em bây giờ và 50 năm trước không có gì khác nhau.

Các em đọc sách, xem những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của tôi sẽ vẫn bắt gặp bản thân mình và bạn bè mình trong đó".

Nói về những điều muốn gửi gắm đến độc giả qua các tác phẩm, ông nói rằng, dù không cố ý nhưng mỗi nhà văn như một nhà giáo dục bẩm sinh. "Những hành động của nhân vật, tình huống trong truyên sẽ đưa đến thông điệp hướng thiện. Tôi tin rằng khi đọc sách mấy em chưa chắc để tìm bài học gì đó cho mình. 

Nhưng nếu các em thích cuốn sách, nhân vật, cách hành xử... thì những lời hay ý đẹp của nhà văn lấp kín đáo trong những trang văn sẽ ngấm vào các em một cách vô hình, giúp các em trở lên tốt hơn và yêu đời hơn".

TTO - Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Cây chuối non đi giày xanh, truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là câu chuyện về chuỗi ngày ấu thơ trong trẻo và giai đoạn chớm trở thành người lớn của hai nhân vật chính Đăng và Thắm cùng các bạn nhỏ ở thị xã Hà Lam, một miền quê Trung Bộ tươi đẹp, trù phú - không gian quen thuộc đã gắn bó với các bạn đọc yêu truyện Nguyễn Nhật Ánh.

Ở đó là biết bao cung bậc cảm xúc của những tình cảm hồn nhiên chớm nở. Có nỗi sợ trẻ con ai cũng từng qua, có rung động mơ hồ đủ khiến ta hồi hộp đỏ mặt. Những mối ghen tuông len lỏi, nỗi buồn thắt tim, những giấc mơ trong veo êm đềm mang đến niềm vui và hy vọng…

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 5.

Không chỉ các độc giả nhỏ tuổi, tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh còn cuốn hút nhiều độc giả người lớn. Nhà văn, dịch giả Nguyễn Thuỵ Anh (phải) không giấu được niềm vui khi được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tặng chữ ký - Ảnh: V.V.TUÂN

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 6.

Nhà văn Lê Phương Liên (trái) và Nguyễn Nhật Ánh là hai tác giả có nhiều tác phẩm được các độc giả nhí yêu thích - Ảnh: V.V.TUÂN

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 7.

Độc giả yêu mến nhà văn vẽ chân dung ông - Ảnh: V.V.TUÂN

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 8.

Hay vẽ tranh những tác phẩm yêu mến của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - Ảnh: V.V.TUÂN

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 9.

Chữ "Yêu" được trang trí trên phố sách Hà Nội gắn với tên cuốn sách mới của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thu hút nhiều bạn trẻ - Ảnh: V.V.TUÂN

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 10.

Tranh thủ đọc sách khi đứng xếp hàng chờ đợi nhà văn tặng chữ ký - Ảnh: V.V.TUÂN

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 11.

Nhà văn bắt tay chào hỏi độc giả nhí - Ảnh: V.V.TUÂN

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: ‘Viết sách là lúc tôi thấy mình đang sống’ - Ảnh 12.

Dù thời tiết Hà Nội còn lạnh buốt, từ sớm nhiều độc giả đã xếp hàng trên phố sách Hà Nội chờ đợi nhà văn của những trang sách tuổi thơ - Ảnh: V.V.TUÂN

V.V.TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar