07/09/2020 11:52 GMT+7

Nhà văn - nghệ sĩ Văn Lê giã biệt văn đàn

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Nhà văn, NSƯT Văn Lê vừa đột ngột qua đời tại nhà riêng vào tối 6-9 sau cơn đau tim, hưởng thọ 72 tuổi.

Nhà văn - nghệ sĩ Văn Lê giã biệt văn đàn - Ảnh 1.

Nhà văn Văn Lê (giữa) trong lần nhận giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM năm 2019 - Ảnh: L. ĐIỀN

Văn Lê là nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, đạo diễn, tên thật là Lê Chí Thuỵ, sinh ngày 2-3-1949, quê ở Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình.

Ông nhập ngũ 1966, vào chiến trường B2 năm 1967, về tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng năm 1974. Sau 1975, ông công tác ở tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng rồi tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 1977, ông tái ngũ chiến đấu ở Mặt trận 479 - Campuchia, đến năm 1982 về công tác tại Hãng phim Giải Phóng và nghỉ hưu vào năm 2010.

Văn Lê thể hiện tài năng đa dạng ở nhiều lĩnh vực: xuất thân nhà thơ nhưng sau đó ông chuyển sang viết văn, viết kịch bản và đạo diễn phim, mỗi lĩnh vực đều có thành tựu. Ông đã xuất bản 3 tập thơ, 2 trường ca, 5 tập truyện, 15 tiểu thuyết và được phong Nghệ sĩ ưu tú của ngành điện ảnh.

Ông là tác giả kịch bản phim truyện Long Thành cầm giả ca - giải nhất về kịch bản của Cục Điện ảnh. Bộ phim được nhận giải Cánh Diều Vàng của Hội Điện ảnh năm 2012.

Nhà văn Phan Hoàng - một đồng nghiệp có giao tình nhiều năm với Văn Lê lúc sinh thời, ghi nhận ở nhà văn tuổi 70 này sức làm việc bền bỉ. "Từ mấy năm trước ông đã từng bị đột quỵ nhưng vượt qua được, từ đó ông càng làm việc hăng say hơn, mà hai tiểu thuyết mới nhất là Cống nhân và Phượng hoàng thật đáng để ngưỡng mộ" - ông Phan Hoàng nhắc lại.

Tác phẩm Phượng hoàng của Văn Lê vừa được trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP.HCM lần 2 (5 năm một lần) hồi năm 2019 vừa qua. Đây là tác phẩm về đề tài chiến tranh, được Văn Lê ấp ủ nhiều năm hậu chiến mới chấp bút.

"Và tác phẩm Cống nhân lại là một mảng đề tài độc đáo khác của Văn Lê - đề tài cống danh y người Việt sang Trung Quốc trong thời phong kiến. Ở đề tài này, cho thấy tầm kiến văn quảng bác và sức làm việc, hệ thống tư liệu, xử lý kiến thức để hình thành tác phẩm nơi Văn Lê thật đáng khâm phục" - nhà văn Phan Hoàng chia sẻ.

Hiện linh cữu nhà thơ Văn Lê được đặt tại nhà riêng (28 đường Văn Chung, phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM). Lễ động quan lúc 7h ngày 9-9. Sau đó linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Nhà văn Văn Lê từng nhận các giải thưởng:

– Giải A cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam (1975-1976).

– Giải B thơ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1984.

– Giải A thơ về đề tài Chiến tranh Cách mạng, Hội Nhà văn Việt Nam 1994, với tập thơ Phải lòng.

– Tặng thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1994, với tiểu thuyết Nếu anh còn được sống.

– Tập trường ca Những cánh đồng dưới lửa nhận Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1999; Giải thưởng Văn học quốc tế Me Kong 2006.

– Tiểu thuyết Mùa hè giá buốt, giải B (Không có giải A) về Văn học chiến tranh, Bộ Quốc phòng (2004 – 2009). Giải nhất Giải thưởng văn học nghệ thuật TP. HCM 5 năm lần thứ I (2006-2011).

– Tiểu thuyết Phượng hoàng nhận giải A về văn học chiến tranh của Bộ Quốc phòng 5 năm (2009-2014) và Giải nhì Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP. HCM 5 năm lần thứ II (2012-2017).

Đồng thời, trong lĩnh vực điện ảnh, Văn Lê đã nhận các giải thưởng: 3 lần đạt giải thưởng kịch bản phim Tài liệu xuất sắc nhất, 1 giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất, 1 giải Bông Sen Vàng, 5 Bông Sen Bạc, 2 Cánh Diều Vàng, 1 giải Galaxy của truyền hình Nhật Bản và nhiều giải thưởng cao về phim tài liệu của Hội Điện ảnh Việt Nam.

Một số tác phẩm đã xuất bản của Văn Lê:

– Một miền đất, những con người (tập thơ, 1976)

– Những ngày không yên tĩnh (truyện, ký 1978)

– Chuyện một người du kích (truyện, 1980)

– Bão đen (truyện, 1980)

– Đồng chí Đại tá của tôi (truyện, 1981)

– Người gặp trên tàu (tiểu thuyết, 1982)

– Khoảng thời gian tôi biết (tập thơ, 1983)

– Ngôi chùa ở Pratthana (tiểu thuyết, 1985)

– Khoảng rừng có những ngôi sao (tiểu thuyết, 1985)

– Hai người còn lại trong rừng (tiểu thuyết, 1989)

– Tình yêu cả cuộc đời (tiểu thuyết, 1989)

– Khi tòa chưa tuyên án (tiểu thuyết, 1989)

– Tiếng rơi của hạt sương khuya (tiểu thuyết, 1993)

– Phải lòng (tập thơ, 1994)

– Nếu anh còn được sống (tiểu thuyết, in lần 1 năm 1994, lần 2: 2002; xuất bản tại Hàn Quốc năm 2003)

– Chim Hồng nhạn bay về (tập truyện ngắn, 1996)

– Những cánh đồng dưới lửa (trường ca, 1997)

– Đồng dao thời chiến tranh (tiểu thuyết, 1999)

– Cao hơn bầu trời (tiểu thuyết, 2004)

– Những câu chuyện làng quê (văn, 2005)

– Câu chuyện của người lính binh nhì (trường ca, 2006)

– Mùa hè giá buốt (tiểu thuyết, in lần 1: 2009, lần 2: 2012)

– Mỹ nhân (tiểu thuyết, 2013)

– Vé trở về (tập thơ, 2013)

– Thần thuyết của Người Chim (tiểu thuyết, 2014)

– Phượng hoàng (tiểu thuyết, 2014)

– Cống nhân (tiểu thuyết, 2020)

...

Ra mắt các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật TP.HCM

TTO - Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật TP.HCM lần thứ 2 vừa được ấn hành và giới thiệu ra mắt vào sáng 26-12.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar