13/11/2013 12:04 GMT+7

Nhà văn hóa

HỒ VIÊN
HỒ VIÊN

TTCT - Nhà văn hóa này không biết đi, không cầm viết hí hoáy và cũng không cau mày gõ bàn phím như nhà văn hay nhà nghiên cứu.

Phóng to
Tranh: Lê Thiết Cương

Ấy là một tòa nhà rộng chừng 20 thước, dài chừng 25 thước của một xã văn hóa có độ 15 ngàn dân, trong đó hơn chín phần mười là dân làm vườn, làm ruộng. Làng quê bây giờ có nhan nhản xã được “phân phong” là xã văn hóa, nhưng trong năm bảy xã văn hóa mới có chừng một xã có được chỉ tiêu xây nhà văn hóa, nhiêu đó đủ thấy cái khí tượng, cái tinh thần văn hóa mà nó mang chứa.

“Nhà băng thì chứa tiền, nhà kho chứa hàng hóa, nhà thương chứa người bệnh, nhà tù chứa người mắc tội, nhà nước chứa cán bộ công chức, còn nhà văn hóa thì chắc là chứa văn hóa”. Sau khi lẩm bẩm như vậy, anh nông dân trong làng hỏi rằng chi mà lạ, nhà nhà đều chứa những thứ có hình dạng rõ ràng, còn nhà văn hóa chứa cái gì mà lù mù khó thấy khó hiểu quá.

Muốn trả lời câu hỏi này, đầu tiên ắt phải nói cho thông “văn hóa” là cái chi chi, đụng vô cái vụ này người bị hỏi đuối liền. Không thể lấy hơn 150 cách định nghĩa về văn hóa rải rác khắp nơi trên thế giới để giải thích, và chỉ có điên mới giới thiệu sách của Chu Xuân Diên, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm cho cái anh làm vườn này, bởi vì trong lần nhậu trước đây anh ta từng nói chỉ đọc chừng nửa trang sách là mắt đã díp lại rồi.

Nhà văn hóa này khánh thành cách nay ba năm, nghe nói ngân sách đầu tư xây dựng tốn hơn tỉ bạc, trống lổng như cái hội trường. Từ ấy đến nay, mỗi ngày từ 5 đến 6 giờ chiều, có hơn chục quý bà quý cô đến múa thể dục nhịp điệu nên mở cửa. Mỗi năm độ chục buổi cán bộ xã họp hội liên hoan, hai ba buổi tòa huyện đến xử án lưu động, ba bốn đêm đờn ca tài tử nên mở cửa, kỳ dư đóng cửa im ỉm.

Không căn cứ vào hiện tượng để giải quyết bản chất cái vấn đề tay làm vườn này đặt ra e khó thoát, người bị hỏi buộc phải lèm nhèm: bên La Mã hồi xưa chữ “văn hóa” có nghĩa là trồng trọt, trồng trọt ngoài ruộng vườn cũng được mà trồng trọt trong tinh thần cũng được. Anh thấy hoạt động của nhà văn hóa xã mình không, chiều chiều mấy bà tập thể dục nhịp điệu vừa sảng khoái tinh thần lại vừa tan mỡ bụng, đây là loại văn hóa bên châu Âu ta mới nhập vô gần đây.

Văn hóa nước ta sở dĩ mạnh, sở dĩ nhiều là do ta tiếp nhận đủ thứ văn hóa. Cán bộ xã ấp hội họp liên hoan có khi là họ vừa thực hiện thí điểm văn hóa lãnh đạo để tiến tới việc cho dân thấy cán bộ lãnh đạo rất có văn hóa. Lâu lâu tòa huyện xử án lưu động là để khuyến thiện trừng ác như phim Bao Thanh Thiên vậy, dân phải coi để hiểu thêm luật pháp, tự biết kiềm chế thì tinh thần thoải mái, sống đời vui vẻ. Đờn ca tài tử ở xứ mình là món văn hóa đặc biệt đặc sắc, cả thế giới chú ý…

Đương hứng với cái môn gần với chức năng nhà văn hóa nhất thì tay làm vườn cắt ngang: “Đờn ca tài tử mà đưa vô cái nhà văn hóa này tui thấy dở ẹc, đúng điệu phải ghita phím lõm cắc cắc song lan ở nhà sàn nhỏ bờ sông vắng vẻ, chừng năm mười tri âm đồng điệu thì hát hò mới ra hồn, mới tài tử. Còn ca trong cái chỗ trống lổng mênh mông này, người thì đông, điện đờn thì lẹc khẹc, lại thêm cái trò thi thố nữa, khó thương lắm”.

Khổ thiệt, cái món đúng là văn hóa truyền thống, đúng là bản sắc thì thấy ra không hợp khi đưa vô nhà văn hóa, nói hơi thuật ngữ một chút thì văn hóa cần không gian tương thích, thôi thì đành ép mấy món bà con xa gần với văn hóa vô cho sinh động cái nhà văn hóa đã được định hướng vậy. Quan trọng là sớm có nơi có chốn để định cư cho văn hóa, rồi tùy căn cơ hoàn cảnh mà từ từ chuyển đổi, truyền thống hiện đại dung hợp giao hòa, bản địa ngoại lai giao thoa tiếp biến, có quả chi hái quả nấy.

Câu chuyện trên đây chỉ là một trường hợp bất chợt, chưa từng đối chiếu so sánh, chưa từng chọn lọc tổng hợp. Hi vọng đừng có ai trích dẫn phân tích điều này điều nọ, và cũng hi vọng đừng có ai lấy nội dung này để phát triển thành một kiểu tiểu luận rất oách hiện nay, đại khái như: “Khảo sát mô hình và hoạt động nhà văn hóa thuộc xã văn hóa ở vùng Nam bộ Việt Nam: Trường hợp nhà văn hóa xã XYZ”.

HỒ VIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar