30/11/2017 11:47 GMT+7

Nhà văn, dịch giả Trần Thiện Đạo qua đời ở tuổi 85 tại Paris

Dịch giả NGUYỄN ĐÌNH THÀNH
Dịch giả NGUYỄN ĐÌNH THÀNH

TTO - Tang lễ của ông sẽ được cử hành vào ngày 4-12 tại thành phố này.

Nhà văn, dịch giả Trần Thiện Đạo qua đời ở tuổi 85 tại Paris - Ảnh 1.

Trần Thiện Đạo - Ảnh: GĐCC

Người yêu văn học ở Sài Gòn trước 1975 vẫn nhớ tới Trần Thiện Đạo (còn có bút danh Mõ Làng Văn, Trần Mai Lan, Trần Kim Lân) như một trong những người chủ chốt của Tạp chí Văn và đặc san Văn - Nghiên cứu và phê bình, danh tiếng thời Việt Nam Cộng hòa. 

Ông cũng cộng tác với một số tạp chí như Tuần báo Nghệ thuật, tạp chí Bách Khoa.

 Ông nổi tiếng với tư cách một dịch giả, nhà phê bình, nghiên cứu văn học và thường xuyên tranh biện về các chủ đề văn học trên các diễn đàn văn học hải ngoại sau 1975. 

Ông cũng thường xuyên viết bài trên báo chí trong nước trong những năm 2000 (Văn nghệ, Thể thao & Văn hóa…). Ông là một trong những người đóng góp vào sự phổ biến triết học phương Tây tại miền Nam Việt Nam trước 1975, đặc biệt là triết học hiện sinh. 

Ông đã dịch các tác phẩm: Cậu Hoàng con (Le petit prince) của Saint Exupéry, Giao cảm (Noces) của Albert Camus, Bề trái và bề mặt (L'envers et l'endroit) của Albert Camus, Tiểu luận của Albert Camus, Sa đọa (La chute) của Albert Camus, Kín cửa (Huis Clos) của Jean Paul Sartre, Phấn đấu cho một nền tiểu thuyết mới (Pour un nouveau roman) của Alain Robbe Grillet, Im lặng của biển cả (Le silence de la mer) của Jean Bruller Vercors, Zadig của Voltaire, Ao quỷ (La mare au diable) của George Sand,...

Giai thoại kể rằng, khi dịch tác phẩm Sa đọa (La chute) của Camus, Trần Thiện Đạo đã đến tận Amsterdam, để xem rõ phong cảnh được thể hiện trong tác phẩm cũng như để đặt mình vào tâm trạng của các nhân vật. 

Ông cũng là tác giả cuốn sách bằng tiếng Pháp về Luật bảo hiểm, một khảo luận văn học bằng tiếng Anh (The stream of consciousness in Virginia Woolf's novels) và vài tập tiểu luận và phê bình bằng tiếng Việt (Văn nghệ - những nụ cười giòn, Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc, Văn học phương Tây - lý luận, phê bình và dịch thuật).

Nhà văn, dịch giả Trần Thiện Đạo qua đời ở tuổi 85 tại Paris - Ảnh 2.

Dịch giả Trần Thiện Đạo bên mộ Camus - Ảnh: GĐCC

Trước năm 75 công việc của ông nhiều khi gặp rắc rối vì trong mắt chính quyền Sài Gòn, ông là người có cảm tình với miền Bắc. 

Sau năm 75 ông không về ngay Việt Nam được vì chính quyền nhìn ông với đôi mắt ngờ vực của một người sống quá lâu trong "thế giới tư bản". Thời đổi mới và mở cửa giúp ông trở về Việt Nam trong vai trò là chuyên gia và nhà đào tạo ngành bảo hiểm.

Năm 1994 lần đầu tiên kể từ 1949 ông đặt chân trở lại Việt Nam và lần đầu tiên trong đời biết miền Bắc và Hà Nội. 

Có thể nói ông là một trong những người Pháp đầu tiên góp công sức đào tạo ngành kinh tế bảo hiểm cho Việt Nam, một ngành kinh tế mới hồi đó. 

Đến cuối những năm 1990, khi đã nghỉ hưu tại Pháp, mỗi năm trở về Việt Nam là những tháng hẹn hò văn nghệ, làm quen bạn văn chương mới.

Ông có một con trai duy nhất tên là Gilles Trần Kim Lân là kỹ sư nông học được chính phủ Pháp tặng thưởng huy chương vì sự đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp châu Âu và vợ của anh là nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục, biên dịch Nguyễn Thụy Phương. 

Ông tâm sự, đã bỏ cơ hội phát triển thành một cán bộ cao cấp về bảo hiểm để có thời gian cho việc dịch, việc viết.

Ông đặc biệt dị ứng với việc bị biên tập bài nếu ông viết theo cách nói của người miền Nam mà bị biên tập lại theo cách nói phổ thông. 

Nhà văn, dịch giả Trần Thiện Đạo qua đời ở tuổi 85 tại Paris - Ảnh 3.

Ảnh Trần Thiện Đạo khi trẻ - Ảnh: GĐCC

Tôi có may mắn được biết đến ông năm 2005 khi còn học tại Pháp. Tôi cũng có may mắn được ông chỉ bảo về cách dịch và nghề dịch. 

Ông cho rằng sự trung thành không chỉ về ý nghĩa, câu từ mà cả cách hành văn, cảm xúc mà tác giả muốn tạo ra cho người đọc phải được hoàn nguyên qua công việc dịch. 

Nếu tác giả cố tình hành văn trúc trắc hay phức tạp để người đọc khó có thể hiểu ngay từ lần đọc đầu tiên thì người dịch cũng phải tái hiện được thử thách ấy. 

Ông nói sợ nhất là người ta chê mình ẩu chứ không sợ bị chê dốt. "Dốt" theo ông phải hiểu theo nghĩa là chưa hiểu đầy đủ, trọn vẹn. 

Ông không ngần ngại lên tiếng mỗi khi gặp những trường hợp dịch chưa tới, đặc biệt là do dịch ẩu. Có lẽ vì thế ông trở thành "cái gai" trong mắt nhiều người.

Nhà văn, dịch giả Trần Thiện Đạo qua đời ở tuổi 85 tại Paris - Ảnh 4.

Căn phòng của cố nhà văn, dịch giả Trần Thiện Đạo - Ảnh: GĐCC

Tôi đã trải qua một tháng trời nằm trên ghế đi văng nhà ông để đọc sách và trao đổi những câu chuyện về văn học, về cuộc đời. 

Sau này mới biết tôi không phải là người duy nhất làm điều ấy. 

Rất nhiều nhà văn, người dịch, nhà nghiên cứu ở Việt Nam qua Paris đều ở lại nhà ông và ngủ trên chiếc ghế đi văng này. Nhà dịch giả cơ man nào là sách nhưng rất ngăn nắp. 

Đó thực sự là một kho tàng: gần như đầy đủ những tác phẩm của Văn học Miền Nam trước 1975 và một số lượng lớn các tác phẩm văn học hải ngoại; bộ sưu tập báo Văn; sách triết học tiếng Việt của Trần Thái Đỉnh, Trần Văn Toàn, Lê Tôn Nghiêm. 

Tuy nhiều sách là thế nhưng cần cuốn nào là ông tìm được ngay. Những năm cuối đời, ông "hiên ngang" chiến đấu với bệnh tật: không bao giờ nghĩ là mình có bệnh và khảng khái "đốp" lại những câu hỏi của bác sỹ về tình trạng bệnh của mình. 

Những câu chuyện của ông thường lặp đi lặp lại về những buổi nói chuyện đông người tại Việt Nam và hải ngoại, sự minh mẫn và khúc chiết đã ít nhiều rời bỏ ông dù cách nói vẫn trau chuốt và rành mạch từng câu, từng chữ.

Nghiêm túc đến khắc nghiệt trong nghề dịch, cầu toàn, cầu tiến trong học thuật, làm việc miệt mài, cởi mở và nhân ái trong cuộc sống, dịch giả Trần Thiện Đạo thực sự là một khuôn mặt khó quên của làng văn nghệ Việt Nam trong suốt 6 thập kỷ qua.                                                            

Dịch giả NGUYỄN ĐÌNH THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar