24/09/2014 07:01 GMT+7

​Nhà trường đột ngột tăng học phí gấp đôi?

TRẦN HUỲNH ghi
TRẦN HUỲNH ghi

* Nhà trường yêu cầu sinh viên nộp học phí trước nhằm hạn chế tình trạng sinh viên nợ học phí.

Đầu năm học 2014-2015, Trường đại học Văn hóa (TP.HCM) bất ngờ thông báo chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Nhà trường yêu cầu sinh viên hệ đại học chính quy đóng học phí theo tín chỉ, nhân hệ số cho những môn chuyên ngành. 

Theo cách tính này, chúng tôi phải đóng 4,5 triệu đồng/học kỳ, tính luôn các khoản khác là khoảng 5 triệu đồng. Trong khi năm ngoái, số tiền cả năm của chúng tôi là khoảng 4,5 triệu đồng.

Một số sinh viên 

ThS Nguyễn Thanh Tùng (phó trưởng phòng phụ trách phòng đào tạo, Trường đại học Văn hóa) trả lời:

- Từ năm học này, trường bắt đầu thực hiện giai đoạn tiếp theo của việc đào tạo theo học chế tín chỉ.

Theo đó, nhà trường xây dựng các phương án để sinh viên chọn đăng ký học phần (tối thiểu 15 và tối đa 20 tín chỉ cho chương trình bốn năm).

Mức học phí theo tín chỉ (bậc đại học) được tính như sau: một tín chỉ bằng tổng học phí toàn khóa chia tổng số tín chỉ toàn khóa, tương đương 180.000 đồng/tín chỉ (hệ số 1).

Tín chỉ học phần khối kiến thức giáo dục đại cương (ba học kỳ, hệ số 1); tín chỉ học phần khối kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành (hệ số 1,2); tín chỉ học phần kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ thuộc lĩnh vực thư viện, bảo tàng, kinh doanh xuất bản, quản lý hoạt động văn hóa xã hội, văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa VN (hệ số 1,3); tín chỉ học phần kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ thuộc lĩnh vực truyền thông, nghệ thuật, du lịch (hệ số 1,4).

Sở dĩ học phí của trường năm sau cao hơn năm trước do nhà trường thực hiện việc thu học phí theo quy định tại nghị định 49 của Chính phủ với lộ trình tăng học phí qua từng năm học.

Nguyên tắc thu học phí của trường là sinh viên đóng học phí học kỳ trước, nếu còn thừa (sau khi đã nhân với số tín chỉ đã học) sẽ được trừ vào tổng kinh phí phải nộp trong học kỳ sau kế tiếp và đảm bảo không vượt quá mức trần học phí quy định.

Năm nay nhà trường thay đổi phương thức thu học phí để phù hợp với việc đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhà trường yêu cầu sinh viên nộp học phí trước nhằm hạn chế tình trạng sinh viên nợ học phí. Mỗi năm sinh viên của trường nợ học phí gần 4 tỉ đồng.

TRẦN HUỲNH ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar