12/08/2019 12:53 GMT+7

Nhà thương của người bệnh

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Bệnh viện cấp huyện có nước nóng - lạnh cho bệnh nhân tắm, nước uống, WiFi, chỗ sạc điện thoại miễn phí, phòng bệnh có máy lạnh, khu sinh hoạt chung đẹp như quán cà phê, phòng vệ sinh sạch đẹp, toàn khuôn viên được phủ xanh cây cối...

Nhà thương của người bệnh - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: TRẦN MAI

Chúng tôi thấy rõ vai trò đầu tàu của bác sĩ Võ Hồng Viễn ở Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, tạo được sự đồng lòng của toàn đơn vị, từ người hộ lý đến các bác sĩ đều cố gắng phục vụ người bệnh tốt hơn và bắt đầu từ những việc rất nhỏ. Chính quyền và ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận những đổi thay này và mong muốn sự sáng tạo, tâm huyết ở Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn sẽ lan tỏa ra các địa phương trong tỉnh để người dân được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất.

Ông Đặng Ngọc Dũng (phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Y đức và tinh thần trách nhiệm đã đưa Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) thành ngôi nhà của bệnh nhân.

Bắt đầu từ nhà vệ sinh

Sáng đầu tuần, Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn chật kín người đến khám chữa bệnh. Tại phòng cấp cứu, các y bác sĩ đang tích cực xử lý bệnh về trong ngày. Những ca bệnh nặng được chuyển qua phòng hồi sức đầy đủ máy điều hòa, nước uống miễn phí... cùng đội ngũ y bác sĩ túc trực 24/24 giờ ngay tại phòng điều trị tích cực.

Lúc nhân viên đang làm việc, tại phòng giám đốc, bác sĩ Võ Hồng Viễn theo dõi toàn bộ việc khám chữa bệnh qua hệ thống camera. Nhìn camera, bác sĩ Viễn thấy một bệnh nhân khuôn mặt nhăn nhó. Nhấc điện thoại, bác sĩ Viễn gọi: "Anh em xử lý sao mà bệnh nhân đau vậy?". Lập tức y tá hỏi bệnh nhân rồi báo lại: "Chị ấy bị đau răng chứ không phải bác sĩ làm không ổn". 

Chưa yên tâm, bác sĩ Viễn đi đến phòng cấp cứu hỏi trực tiếp, người bệnh phân bua: "Không, không, bác sĩ làm tốt mà, chỉ vì tôi nhức răng quá". Bác sĩ Viễn dặn dò: "Hãy chữa bệnh như cho chính cha mẹ mình. Bất kể điều gì chưa ổn đều phải lắng nghe, chỉnh sửa".

Như mọi ngày, bác sĩ Viễn bắt đầu "đi tuần", nơi đầu tiên là phòng vệ sinh, tiếp đến là khu vực hộ lý giặt quần áo, drap giường... Phòng vệ sinh sạch như bây giờ bắt đầu từ lá thư bệnh nhân góp ý cách đây gần hai năm. Lúc đó, trung tâm cải tổ toàn diện, bệnh nhân đến đông hơn kéo theo sự quá tải ở phòng vệ sinh. 

Chín bệnh nhân điều trị nội trú viết một lá thư góp ý: "Tôi thấy việc khám chữa bệnh quá tuyệt vời, nhưng phòng vệ sinh ngồi bệt làm chúng tôi thấy khó khăn. Đến buổi trưa sàn nhà vệ sinh bẩn làm người bệnh ngại đi vệ sinh...".

Cuộc họp sau đó, y bác sĩ nhận thấy lời góp ý chân tình, phải làm sạch nhà vệ sinh. Bắt đầu bằng việc thay đổi toàn bộ bệ ngồi, ốp gạch quanh tường, bồn rửa tay phải có nước khử khuẩn, dép đi vào nhà vệ sinh xếp ngay trước cửa, bố trí thêm chậu cây xanh... "Từ lời góp ý đó, chúng tôi đã thực hiện và duy trì khu vệ sinh luôn là nơi sạch bậc nhất bệnh viện" - bác sĩ Viễn nói.

Tiếp đến là drap giường, quần áo bệnh nhân phải xử lý diệt khuẩn mỗi ngày. Cứ 5h sáng, bác sĩ Viễn lại thức dậy bật camera xem hộ lý thay từng drap giường và phát áo quần mới cho bệnh nhân. "Trung tâm luôn tâm niệm phục vụ bệnh nhân bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Dịch vụ phải 5 sao dù chủ yếu phục vụ người bệnh có bảo hiểm y tế" - bác sĩ Viễn nói.

Nhà thương của người bệnh - Ảnh 3.

Bệnh nhân xem tivi tại khu nhà sinh hoạt chung được thiết kế theo kiểu nhà rường - Ảnh: TRẦN MAI

Dấu ấn nhà thương

Toàn bộ các phòng bệnh đều có nước uống miễn phí, nước nóng - lạnh từ hệ thống điện mặt trời. Những phòng điều trị bệnh nặng có thêm máy điều hòa. Bà Đỗ Thị Tình (63 tuổi, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn) bị bệnh hen phế quản đang nằm nội trú tại phòng hồi sức chia sẻ: "Trước đây mỗi lần trở bệnh, tôi đi Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Quảng Nam... Hơn một năm qua, tôi lên Trung tâm Y tế huyện điều trị. Quá sạch đẹp, thoáng mát, bác sĩ lại tận tâm, nhấn nút chuông kêu dù có giữa khuya bác sĩ cũng đến liền".

Mới đây, đoàn giám sát của HĐND tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ ghé trung tâm kiểm tra, vào thẳng khu vực chứa chất thải. Lúc này đội ngũ y bác sĩ mới biết chuyện. Một cán bộ đoàn giám sát đánh giá: "Đây là trung tâm y tế tốt nhất trong tỉnh. Chúng tôi đứng nói chuyện ngay trong khu chứa chất thải mà không có mùi hôi. Còn những khu vực khác thì quá tuyệt, hơn cả những gì chúng tôi nghe người dân khen trước đó".

Toàn bộ Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn được phủ xanh bởi cây xanh và các loại cỏ. Để làm được điều này, bác sĩ Lê Trung Thu (trưởng khoa hồi sức cấp cứu - chống độc) cho hay khoảng 2 năm qua, các khoa phòng nhận từng khu vực để trồng cây và chăm sóc. Mới đầu cũng vất vả lắm, giờ cây xanh đã phát triển khỏe, y bác sĩ thay nhau cắt tỉa, tưới nước mỗi ngày để giữ không gian luôn xanh, sạch, đẹp.

Dọc hành lang Trung tâm Y tế là những điểm sạc điện thoại, nước uống miễn phí cho người bệnh khám trong ngày. Tại mỗi phòng bệnh đều có một bộ bàn ghế để bệnh nhân và người nhà sinh hoạt chung. Sân sau được lắp đặt dụng cụ tập thể dục cho bệnh nhân. Sân trước là một nhà rường lắp bàn ghế, tivi và những chậu cây cảnh cho bệnh nhân thư giãn.

Ông Nguyễn Thâm (78 tuổi, đang điều trị nội trú) ngồi xem tivi cười khà khà: "Tôi đi nhiều bệnh viện rồi, chưa thấy nơi nào có nhà sinh hoạt chung đẹp như quán cà phê cả. Nhà thương như thế này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy nhanh khỏe, chớ ngồi miết trong phòng chán lắm, thêm bệnh". Chính sự hài lòng của bệnh nhân là động lực để y bác sĩ tiếp tục cống hiến. Bác sĩ Viễn chia sẻ: "Tâm lý ai vào viện cũng thấy âu lo, mệt mỏi. Y bác sĩ cố gắng truyền động lực cho bệnh nhân, động viên họ lạc quan, bắt đầu từ không gian thân thiện và sự tận tình".

Nhà thương của người bệnh - Ảnh 4.

Nước uống, chỗ sạc điện thoại, WiFi miễn phí có ở khắp Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn - Ảnh: TRẦN MAI

Trung tâm y tế huyện có bệnh nhân đông nhất

Năm 2017, trung tâm được UBND tỉnh Quảng Ngãi giao chỉ tiêu 150 giường bệnh. Năm 2018 chỉ tiêu được tăng lên 170 giường bệnh và năm 2019 tăng lên 230 giường bệnh. Đây là trung tâm y tế tuyến huyện có số lượng bệnh nhân điều trị nội trú, số ngày điều trị nội trú cao nhất tỉnh Quảng Ngãi. Hơn một năm qua, ngành y tế huyện Bình Sơn đã sàng lọc các gia đình chính sách, người neo đơn, già yếu để phục vụ y tế miễn phí tận nhà mỗi tháng.

TTO - Chỉ trong vòng một tháng, liên tiếp hai sự cố y khoa nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, nơi xưa nay vốn được người bệnh "đặt trọn niềm tin" có thể chữa lành vết thương, giúp họ hồi sinh từ… án tử.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar