10/04/2020 10:38 GMT+7

Nhà thơ Hoàng Trần Cương - tác giả bài thơ Miền Trung - qua đời

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Tác giả của những vần thơ nhức buốt về miền Trung được nhiều người Việt yêu thích như ‘Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa/Chuốt ruột mình thành dải lụa sông Lam…’ - nhà thơ Hoàng Trần Cương - vừa qua đời.

Nhà thơ Hoàng Trần Cương - tác giả bài thơ Miền Trung - qua đời - Ảnh 1.

Nhà thơ Hoàng Trần Cương - Ảnh tư liệu

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - xác nhận với Tuổi Trẻ Online, nhà thơ Hoàng Trần Cương - hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, tác giả bài thơ nổi tiếng Miền Trung - qua đời chiều 9-4 tại Hà Nội.

Ông mất sau nhiều năm chiến đấu với tai biến và ung thư vòm họng.

Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, là một người con của dải đất miền Trung, thơ của Hoàng Trần Cương như người, rất bộc trực khỏe khoắn, vạm vỡ. Ông cũng có thế mạnh là các bài thơ về quê hương miền Trung, trong đó đáng chú ý nhất là trường ca Trầm tích.

"Hoàng Trần Cương có những bài thơ vạm vỡ, khỏe khoắn. Đặc biệt là những bài viết về quê hương, về sông Lam rất khá. Ông viết thơ về nỗi khổ của người dân miền Trung rất cảm động từ cái nhìn của một người trong cuộc...", Trần Đăng Khoa nhận xét về giọng thơ đặc biệt của Hoàng Trần Cương.

Đọc câu thơ: "Sau một ngày tất bật/Trăng lại treo bình thản trước sân nhà", nhà thơ Trần Đăng Khoa bày tỏ cảm phục trước đồng nghiệp bởi những câu thơ sâu thẳm trong vẻ ngoài giản dị khiến độc giả khắc ghi.

Nhà văn Thiên Sơn thì đặc biệt đánh giá rất cao tài năng thơ của nhà thơ đồng hương xứ Nghệ - Hoàng Trần Cương.

Nhà thơ Hoàng Trần Cương - tác giả bài thơ Miền Trung - qua đời - Ảnh 2.

Tác giả bài thơ Miền Trung qua đời vì trọng bệnh - Ảnh tư liệu

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nhà văn Thiên Sơn nói Hoàng Trần Cương là tài năng thơ với những vần thơ xù xì, gai góc, đậm chất Nghệ trong từng câu chữ nhưng lại không ồn ào trên thi đàn mà đi thẳng vào lòng người đọc.

Không theo đuổi con đường cách tân thi ca, thơ Hoàng Trần Cương sâu thẳm vào cá tính của xứ sở "chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ/ không ai gieo mọc trắng mặt người". Trong đó, "chỉ với bài thơ Miền Trung, ông đã để lại dáng hình không phai lẫn trong lịch sử văn chương đương đại".

"Đó là những câu thơ gai góc, xù xì mà ẩn chứa bao tâm trạng, có lúc như thô ráp nhưng thần thái và dụng công tựa có bàn tay điêu khắc", nhà văn Thiên Sơn ngợi ca những câu chữ trong chương Miền Trung của trường ca Trầm tích được những người con xứ sở "thắt đáy lưng ong cho tình người đọng mật" đặc biệt thấm thía, yêu thích.

Cùng với tin buồn về nhà thơ Trần Hoàng Cương, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết Hội Nhà văn Việt Nam cũng vừa đột ngột mất đi một hội viên mới - nhà văn dịch giả, đại tá Phạm Thanh Cải.

Ông Phạm Thanh Cải không chỉ là một dịch giả có công lớn trong việc giới thiệu văn học Nga và Campuchia tới độc giả Việt Nam, ông còn là lính vùng 4 hải quân.

Nhà thơ Hoàng Trần Cương sinh năm 1948 ở Nghệ An, thuộc dòng dõi họ Mạc, hậu duệ đời thứ 29 của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, nhưng sinh sống tại Hà Nội từ nhỏ.

Ông được giải A về văn xuôi đề tài lực lượng vũ trang (1970-1972) của Tạp chí Văn nghệ quân đội với ký sự Hạnh phúc hôm nay; Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ (1989-1990) và giải thưởng Văn học nghệ thuật Bộ Quốc phòng (1994-1999), giải thưởng Hồ Xuân Hương (5 năm một lần) của Hội Văn học nghệ thuật Nghệ Tĩnh cho trường ca Trầm tích.

Về bài thơ Miền Trung, nhiều bạn đọc sau này chỉ biết nó là chương cuối cùng, chương số 19 - Miền Trung trong trường ca Trầm tích được trao nhiều giải thưởng văn chương, nhưng thực chất đây là một bài thơ độc lập, đã được tác giả sáng tác trước đó.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, bài thơ Miền Trung đã được tác giả Hoàng Trần Cương sán tác năm 1990.

Đến năm 1996, khi sáng tác trường ca Trầm tích, tác giả mới “bê” bài thơ đã nổi tiếng này vào chương cuối cùng của trường ca Trầm tích. Ông Hoàng Trần Đồng - em trai của nhà thơ Hoàng Trần Cương, cũng xác nhận thông tin này với Tuổi Trẻ Online.

Chương Miền Trung trong trường ca Trầm tích của tác giả Hoàng Trần Cương

Bao giờ em về thăm

Mảnh đất quê anh một thời ngún lửa

Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa

Chuốt ruột mình thành dải lụa sông Lam


Miền Trung

Tấm lưng trần đen sạm

Những đốt sống Trường Sơn lởm chởm dăng màn

Thoáng bóng giặc núi bửa thành máng súng

Những đứa con văng như mảnh đạn

Thương mẹ một mình trời sinh đá mồ côi


Miền Trung

Đã bao đời núi với bể kề đôi

Ôi! Biển Đông - giọt nước mắt của muôn ngàn thế hệ

Nóng hổi như vừa lăn xuống

Theo những tảng đá cụt đầu của Trường Sơn uy nghiêm


Miền Trung

Câu ví dặm nằm nghiêng

Trên nắng và dưới cát

Đến câu hát cũng hai lần sàng lại

Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm


Miền Trung

Bao giờ em về thăm

Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt

Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ

Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ

Không ai gieo mọc trắng mặt người


Miền Trung

Eo đất này thắt đáy lưng ong

Cho tình người đọng mật

Em gắng về

Đừng để mẹ già mong.

Nhà thơ Phan Vũ của 'Hà Nội phố' qua đời ở tuổi 93

TTO - Bạn bè thông báo, tin từ bà Diễm Chi vợ nhà thơ Phan Vũ, tác giả 'Em ơi Hà Nội phố' qua đời vào sáng 17-7 ở tuổi 93, sau thời gian dài hôn mê do bệnh tật và sức khoẻ suy kiệt.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar