30/10/2017 14:30 GMT+7

Nhà phê bình bị câu chữ quyến rũ

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Nhà văn, dịch giả Mai Sơn vừa cùng các văn hữu làm một cuộc tọa đàm, xoay quanh câu chuyện thưởng thức tác phẩm văn học và công việc của nhà phê bình.

Tôi quan niệm có bốn loại nhà phê bình, tạm gọi tên theo vần “T”: Thù tạc, Tài tử, Thanh toán và Trí thức. Nếu có thể, tôi chỉ thuộc loại nhà phê bình tài tử mà thôi
Nhà văn, dịch giả MAI SƠN

Sự kiện nhằm đánh dấu tập sách của Mai Sơn vừa ra mắt: Sự quyến rũ của chữ. 

Tập sách bao gồm phần lớn là các bài tiểu luận về văn học Việt Nam và văn học thế giới, do Trung tâm Tân Thư liên kết với Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ ấn hành, vừa ra mắt hôm 27-10.

Mặc dù nhà văn, dịch giả Mai Sơn không tự nhận là nhà phê bình, nhưng có đến hai phần ba nội dung trong quyển Sự quyến rũ của chữ được mọi người đón nhận như những tác phẩm phê bình nghiêm túc.

Đề cập đến nhan đề tập sách cũng là nhan đề bài viết duy nhất về thơ trong cả tập, Mai Sơn thừa nhận nhà phê bình dường như phải để mình bị câu chữ quyến rũ mới được. 

Do vậy, "nhà phê bình phải đọc nhiều lắm, vì văn chương của anh lấy cơ sở từ văn chương của người khác".

Nhà phê bình bị câu chữ quyến rũ - Ảnh 2.

Trên cơ sở "tự lượng" đó, Mai Sơn tâm sự rằng khi đọc và viết về truyện ngắn, anh cố gắng phát hiện một điều gì đó cho mỗi tác phẩm hoặc một ý tưởng, một cấu tứ, một nét tư tưởng hay một cách đặc biệt trong sử dụng ngôn từ, "như vậy cũng là quý rồi". 

"Còn tiểu thuyết thì khó hơn, đọc tiểu thuyết như đến một thành phố lạ, ở đó có nhiều con đường, nhiều ngõ ngách, nhiều cảnh sống và nhiều câu chuyện... 

Viết về tiểu thuyết, tôi cố gắng tìm những điều ít ai thấy, những độc đáo trong cái "thành phố lạ" ấy" Mai Sơn nói.

Và thơ là lĩnh vực khiến nhà văn Mai Sơn ngại nhất khi viết phê bình. 

"Tôi rất thích thơ, đọc nhiều thơ, thậm chí có thể xem bài phê bình đầu tiên của tôi là viết về tập thơ của nhà thơ Nguyễn Đạt, nhưng tôi vẫn thấy viết về thơ khó quá".

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng góp một ý kiến, nhắc lại quan niệm rằng đọc một bài phê bình sách cũng như đọc lại một lần nữa cuốn sách đó với tất cả sự phát hiện thú vị, cảm nhận đặc biệt... mà lần đọc đầu tiên người đọc đã vô tình bỏ qua. 

Trong khi đó, GS.TS Huỳnh Như Phương thẳng thắn nhận định: "Tôi không nghĩ Mai Sơn viết phê bình như tay trái, vì anh dành tất cả tâm huyết cho công việc đọc và viết về các tác phẩm anh yêu thích. Anh lại gần gũi với giới trẻ, với phong cách hậu hiện đại".

Có thể nhận ra sự "toàn tâm toàn ý" của tác giả Mai Sơn trong tập sách vừa ra. 

Hãy xem cách anh nhận xét về Nguyễn Nhật Ánh: "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là tác phẩm độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh. Chỗ độc đáo của nó là sự đan xen liên tục giữa văn bản tiểu thuyết hư cấu và văn bản triết luận". 

Có lẽ không phải ai cũng có khả năng và đủ tự tin để nhận ra điều đặc biệt ấy trong văn của Nguyễn Nhật Ánh.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar