20/07/2012 05:14 GMT+7

Nhà nghèo không để con đói chữ

TR.TÂN
TR.TÂN

TT - “Cơm bữa đói bữa no nhưng các cháu đều học giỏi cả. Chỉ vậy thôi, bao nhiêu mệt nhọc cũng tan đi hết”, chị Tô Thị Hà, 34 tuổi (xã Đắk Rồ, Krông Nô, Đắk Nông) bộc bạch.

Phóng to

Chị Tô Thị Hà và con út - Ảnh: TR.TÂN

Đã sáu năm nay chị Hà một mình nuôi bốn đứa con ăn học trong cảnh gia đình mất đi người chồng, người cha; và chị vẫn chưa một lần mất hi vọng vào con đường học hành của con dù khốn khó trăm bề...

“Lo nhất là tiền!”

Ngôi nhà của năm mẹ con chị Hà được Nhà nước xây dựng theo chương trình 167 trên mảnh đất của em trai vẫn chưa có lối đi riêng, cánh cửa sổ đã bung mất mà chưa có ai đóng lại giúp. Cháu lớn năm nay lên lớp 11, đang nghỉ hè nên ở nhà phụ mẹ việc lặt vặt và trông các em. Ngôi nhà không có bất cứ tài sản nào ngoài hai chiếc bàn học thấp bằng gỗ kê sát tường”.

Năm 2005 chồng chị Hà mất vì bệnh hiểm nghèo, bên nội ở xa, một mình chị gồng gánh nuôi bốn đứa con, tài sản chỉ có ba sào đất trồng điều. Đất đai ít ỏi, chị Hà phải đi làm thuê thường xuyên, ai gọi gì cũng làm từ phun thuốc sâu, cắt cành cà phê, cuốc đất...Sáu năm vất vả trong vai trò người đàn ông kiếm gạo về nhà nhưng chị chưa một lần nghĩ đến việc cho con nghỉ học. Chị chỉ đau đáu một điều: tiền. Tiền ăn hằng ngày, tiền học, quần áo đầu năm cho con, tiền đóng khoản này khoản khác trong năm học... khiến chị lúc nào cũng căng thẳng. “Tiền làm công đâu có sẵn nên phải ứng, phải vay rồi trả nợ dần. Hay lại chạy lên trường nói các thầy cô cho trả chậm để về xoay xở, thầy cô cũng thương nên qua hết”, chị Hà tâm sự.

Nhiều người rủ chị đi Hà Nội, Sài Gòn làm ăn nhưng chị không đi, cứ đi xa vài ngày là nhớ con không chịu được lại phải về. “Giờ chỉ mong trời cho sức khỏe để đi làm thuê được thật nhiều, để con tôi không thiếu sách thiếu vở đến trường”-chị Hà nói.

Chị Hà mong muốn sẽ có chút vốn nuôi thêm vài con bò, con heo để các con có thể phụ giúp ít nhiều, tăng thêm thu nhập gia đình. Sang năm tới, cháu út sẽ vào lớp 1, gánh nặng chi phí ăn học của các cháu tăng lên thêm, khó khăn càng chồng chất với chị. “Các cháu buổi đi học, buổi ở nhà thì tranh thủ nuôi heo, chăn bò giúp mẹ kiếm thêm. Chứ bây giờ chỉ trông vào ba sào điều, rồi việc làm công của tôi cũng thật bấp bênh”, chị Hà cho biết. Hơn tháng nay chị Hà bị tai nạn lệch đầu gối phải ở nhà, chứ ngày thường không đi làm thuê cũng đi buôn phế liệu, bán bánh chuối ngoài chợ... “Không còn tiền để đi chữa cho lành hẳn, cứ đau mãi thế này không đi làm được tôi lo quá. Cũng mong trời thương mà cho lành nhanh nhanh...”, chị Hà tâm sự.

“Bắt con nghỉ học sao đành!”

Nhà anh Lê Văn Thắng (bon Joc Linh, thị trấn Đắk Mâm, Krông Nô, Đắk Nông) nằm khuất cuối bon, đường đi vô cùng lầy lội. Anh Thắng cho biết năm 1998 hai vợ chồng bồng bế ba đứa con vào Đắk Mil đi làm thuê. Vào Tây nguyên đất tốt người thưa, nhưng do không ai thân quen, không có vốn, cả nhà phải ở đợ cho một người dân. May mà họ thương tình, nộp tiền giúp cho ba đứa con của anh đi học cấp I tại đó. Tới năm 2003, dành dụm được ít tiền, anh Thắng cùng vợ về Đắk Mâm mua được mấy sào cà phê và hoa màu, bắt đầu dựng nhà lập nghiệp. Gần 10 năm bươn chải, cuộc sống cũng không khấm khá hơn được bao nhiêu, ba đứa con sau lại lần lượt ra đời. Đất ít, con đông nên ngoài việc ruộng đồng, vợ chồng anh Thắng đều phải đi làm thuê.

Cách đây vài năm, vợ chồng anh Thắng lại cưu mang thêm đứa con của em vợ anh Thắng. Nghèo lại càng khó. Cách đây hơn một tháng, con đầu của vợ chồng anh đang thi tốt nghiệp THPT thì phát bệnh, phải phẫu thuật u não tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Viện phí đến hơn 40 triệu đồng, anh chị phải chạy ngược xuôi để vay tạm chữa bệnh cho con... “Khó khăn vậy nhưng vợ chồng tôi thống nhất là không để cho cháu nào phải nghỉ học. Bao năm nay đường đi vất vả, trăm bề khó khăn các cháu vẫn cặm cụi đến trường tìm cái chữ; giờ khó khăn bắt các con nghỉ học sao đành”, anh Thắng cho biết.

120 nông dân được tiếp sức

Đêm 21-7 tại Lâm Đồng, báo Tuổi Trẻ cùng Công ty CP GreenFeed VN sẽ trao vốn cho 120 hộ nông dân hai tỉnh Lâm Đồng (huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên) và Đắk Nông (huyện Krông Nô, Cư Jút) trong chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường”. Mỗi hộ sẽ nhận được hỗ trợ vốn vay không lãi suất trong hai năm là 12 triệu đồng tiền mặt và thức ăn chăn nuôi (trị giá 2 triệu đồng), được tư vấn kỹ thuật chăn nuôi miễn phí trong hai năm. Ngoài ra, mỗi gia đình có con em học giỏi sẽ được nhận một phần thưởng là 500.000 đồng. Ban tổ chức còn dành tặng 5 suất quà đặc biệt trị giá 600.000 đồng/suất cho những gia đình tiêu biểu của chương trình ở mỗi tỉnh.

TR.TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar