23/08/2023 15:09 GMT+7

Nhà máy, cơ sở sản xuất rối khi kiểm kê phát thải khí nhà kính

Từ năm 2024, các đơn vị siêu tiêu thụ năng lượng phải kiểm kê, báo cáo phát thải khí nhà kính. Dẫu vậy, hiện không ít đơn vị vẫn đang rối cách tính.

Nhà máy, cơ sở sản xuất rối khi kiểm kê phát thải khí nhà kính - Ảnh 1.

Các loại phát thải khí nhà kính sẽ được quản lý chặt chẽ tại Việt Nam trong thời gian tới - Ảnh: GETTY IMAGES

10 lần, 10 kết quả khác nhau

Ngày 23-8, Trung tâm tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức hội thảo về quản lý phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.

Chuyên gia Nguyễn Mạnh Tuân - Trung tâm tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM - cho biết Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2050 sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0. Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính 9% bằng nguồn lực trong nước và 27% bằng nguồn hỗ trợ quốc tế.

Ông Tuân cho biết theo quy định của nghị định 06/2022 của Chính phủ, các cơ sở phát thải hằng năm từ 3.000 tấn CO2 phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính.

Một nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE), một công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE, một tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE… trở lên cũng sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Nhìn chung, có ba nhóm đối tượng lớn sẽ được quy định buộc phải kiểm kê và quản lý khí nhà kính, bao gồm nhóm ngành năng lượng, nhóm ngành xây dựng và nhóm ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - sử dụng đất.

Đặc biệt, ông Tuân cho biết từ năm 2024 trở đi, các đơn vị sẽ phải tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần, gửi UBND tỉnh để thẩm định.

Đến năm 2025, các cơ sở sẽ phải hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nghĩa là chỉ chưa đầy 4 tháng nữa, các cơ sở sẽ bắt đầu đưa ra những báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở đầu tiên. Theo ông Tuân, hiện rất nhiều đơn vị vẫn chưa biết cách kiểm kê chính xác.

"Có nhiều đơn vị 10 lần kiểm kê số liệu phát thải khí nhà kính của cơ sở mình thì cho ra 10 kết quả khác nhau. Một nhà máy tính toán phát thải khí nhà kính lại có độ chênh lệch quá lớn khi thuê một đơn vị tính toán bên ngoài. Một doanh nghiệp năng lượng và một doanh nghiệp xây dựng lại đang tính bằng những cách rất khác", ông Tuân nói.

Nhà máy, cơ sở sản xuất rối khi kiểm kê phát thải khí nhà kính - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân chia sẻ tại sự kiện - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Lưu ý nguồn phát thải khí nhà kính gián tiếp

Ông Lâm Đạo Đức - trưởng bộ phận kỹ thuật của TUV Rheinland Việt Nam - cho biết cách tính toán không dễ. Trong quá trình tiếp xúc với các đơn vị, ông nhận thấy rất nhiều cơ sở gặp rắc rối, đặc biệt ở khâu phân loại và thống kê các nguồn khí nhà kính.

Lấy ví dụ với phương pháp ISO 14060, các nguồn phát thải khí nhà kính được chia thành nguồn trực tiếp và gián tiếp. Nguồn trực tiếp liên quan trực tiếp đến đơn vị của họ, chẳng hạn như vận hành một lò đốt cháy nhiên liệu, vận hành đốt cháy nhiên liệu trong giao thông… Các nguồn này sẽ dễ tính toán.

Rắc rối là các nguồn phát thải gián tiếp. Chẳng hạn, một nhà máy tiếp nhận nguồn nguyên liệu đầu vào là thép, nhựa, thủy tinh, vật liệu điện tử… thì cũng phải tính toán các mức phát thải nhà kính để có được những vật liệu này. Tuy nhiên, việc tính toán sẽ phải phụ thuộc nhiều vào thông tin từ đơn vị cung cấp.

Tương tự, một nhà máy hợp đồng với một doanh nghiệp vận tải đưa đón công nhân. Phát thải khí nhà kính từ đơn vị vận tải này cũng sẽ được tính vào nguồn phát thải gián tiếp.

Theo ông Đức, một lưu ý khi kiểm kê là bám rất sát vào từng tiêu chí được Chính phủ nêu ra trong các văn bản, trong đó có nghị định 06/2022 và quyết định 01/2022. Với nguồn phát thải gián tiếp, cần lập văn bản với các đơn vị liên quan để xác định từng hạng mục.

"Đồng thời, bộ phận kiểm kê sẽ phải có góc nhìn bao quát để nhìn ra được các hạng mục cần kiểm kê phát thải trong đơn vị mình. Họ cũng sẽ cần đưa ra lộ trình để giảm dần mức phát thải qua các năm sao cho cân bằng với bài toán chi phí trong quá trình thực hiện", ông Đức nói.

Mỹ chi 12 tỉ USD để chôn khí nhà kính xuống lòng đất, có an toàn?

Chính quyền Tổng thống Biden đang cung cấp 12 tỉ USD trợ cấp cho công nghệ lưu trữ khí nhà kính dưới lòng đất bang Louisiana.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar