26/10/2022 10:24 GMT+7

NASA chỉ điểm 50 nơi siêu phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Các nhà khoa học NASA đã sử dụng một công cụ vốn được thiết kế để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bụi với khí hậu, để xác định được hơn 50 điểm trên thế giới siêu phát thải khí methane.

NASA chỉ điểm 50 nơi siêu phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính - Ảnh 1.

Chùm khí methane mà thiết bị của NASA phát hiện tại khu vực Carlsbad thuộc bang New Mexico của Mỹ - Ảnh: AFP

Trong thông cáo ngày 25-10, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết 50 điểm "siêu phát thải" khí methane nằm ở Trung Á, Trung Đông và các bang vùng Tây Nam Mỹ. Hầu hết các địa điểm này đều liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch, chất thải hoặc nông nghiệp.

Việc phát hiện các điểm trên nhờ vào một thiết bị của dự án Điều tra nguồn bụi khoáng sản bề mặt Trái đất (EMIT) của NASA. Thiết bị này vừa mới được lắp trên Trạm không gian quốc tế (ISS) hồi tháng 7 rồi.

Mục đích của EMIT nhằm xác định xem liệu bụi trong không khí ở các khu vực khác nhau trên thế giới có khả năng giữ hoặc làm lệch hướng nhiệt từ Mặt trời, từ đó góp phần làm ấm hoặc làm mát hành tinh hay không.

Theo NASA, việc thiết bị của EMIT phát hiện các địa điểm siêu phát thải khí methane là điều nằm ngoài ý định ban đầu nhưng lại có ý nghĩa thiết thực cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

"Diễn biến mới và đầy thú vị này không chỉ giúp các nhà nghiên cứu xác định rõ hơn nơi phát khí methane đến từ đâu. Nó còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách vấn đề có thể được giải quyết một cách nhanh chóng", người đứng đầu NASA Bill Nelson giải thích trong thông cáo ngày 25-10.

Theo các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA ở Los Angeles (Mỹ), nơi thiết bị được thiết kế và chế tạo, khí methane hấp thụ ánh sáng hồng ngoại theo một mô hình độc đáo mà máy quang phổ của EMIT có thể dễ dàng phát hiện.

EMIT có thể quét các vùng rộng lớn trên bề mặt Trái đất nhưng cũng có thể tập trung vào các khu vực nhỏ tương đương một sân bóng đá.

Ông Andrew Thorpe - một nhà nghiên cứu tại JPL - cho biết EMIT đã phát hiện được nhiều chùm khí methane lớn chưa từng thấy. Chẳng hạn một chùm khí methane dài khoảng 3,3km đã được phát hiện ở phía đông nam Carlsbad thuộc bang New Mexico (Mỹ), một trong những nơi có nhiều giếng dầu nhất thế giới.

Một chùm khí dài gần 5km cũng được EMIT phát hiện tại phía nam thủ đô Tehran của Iran và xuất phát từ một khu phức hợp xử lý chất thải quy mô lớn.

Khí methane là nguyên nhân gây ra khoảng 30% sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu cho đến nay. Loại khí này có trong khí quyển ít hơn nhiều so với khí CO2 do thời gian tồn tại ngắn (khoảng 10 năm) nhưng lại mạnh hơn CO2.

Các nhà khoa học kỳ vọng việc giảm khí methane trong khí quyển sẽ giúp giảm nhiệt độ của Trái đất, góp phần làm chậm quá trình Trái đất nóng lên dẫn tới các biến đổi khí hậu khác.

Các bãi rác là nguồn 'siêu phát thải' khí methane độc hại

Các bãi rác đang phát thải nhiều khí methane độc hại hơn so với tính toán trước đây của giới khoa học.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar