19/05/2014 13:53 GMT+7

Nhà mạng AT&T chi 48,5 tỉ USD thâu tóm DirecTV

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - Nhà mạng AT&T bắt đầu bước vào thị trường truyền hình trả phí 110 tỉ USD tại Mỹ thông qua thương vụ thâu tóm DirecTV với 48,5 tỉ USD.

Phóng to
Thương vụ trị giá 48,5 tỉ USD sẽ đưa hãng truyền hình vệ tinh hàng đầu tại Mỹ về với nhà mạng AT&T - Ảnh: Reuters

Thương vụ được công bố ngày 18-5, thể hiện bước chuyển mình to lớn của AT&T trong việc tìm kiếm nguồn doanh thu mới bên cạnh kinh doanh viễn thông tại Mỹ, hiện có mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

AT&T sẽ trả 95 USD cho mỗi cổ phần DirecTV, trong đó, khoảng 28,5 USD tiền mặt và 66,5 USD cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch lên đến 67,1 tỉ USD bao gồm khoảng nợ ròng của DirecTV. Cả hai công ty kỳ vọng sẽ hoàn tất quá trình sáp nhập trong 12 tháng.

Thành lập năm 1994, trải qua nhiều cuộc bể dâu, DirecTV hiện là nhà cung cấp truyền hình vệ tinh số 1 tại Mỹ với 20 triệu khách hàng, và gần 18 triệu người dùng ở châu Mỹ La tinh. Trong khi đó, AT&T đang sở hữu 11 triệu thuê bao Internet, và theo Reuters, nhà mạng kỳ vọng có thêm 15 triệu khách hàng đăng ký Internet băng thông rộng trong bốn năm kế tiếp sau khi hoàn tất thương vụ thâu tóm này.

Trước đó giữa tháng 2, với 45 tỉ USD trong tham vọng nắm 30% thị phần truyền hình cáp, cũng như vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp thuê bao Internet.

Tuy nhiên, cả hai thương vụ thâu tóm tỉ đô đều phải trải qua quá trình xem xét và phê duyệt từ các nhà quản lý vì những lo ngại vi phạm luật cạnh tranh, chống độc quyền. Các công ty đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn có thể bị đè bẹp. Dish Network, mạng truyền hình vệ tinh lớn thứ hai sau DirecTV với 14 triệu thuê bao là một minh chứng. Năm 2001, thậm chí Dish Network đã chào giá sáp nhập DirecTV nhưng bị từ chối bởi cơ quan quản lý.

Phóng to
Biểu đồ số thuê bao truyền hình tại thị trường Mỹ, và thương vụ giữa Comcast với Time Warner Cable có thể tạo ra một đại diện mới nắm đến 33 triệu thuê bao, vượt xa DirecTV và Dish Network - Nguồn: Reuters

Năm 2011, AT&T cũng đã là nhà mạng di động T-Mobile USA nhưng thương vụ cũng bất thành do không được chấp thuận.

Giới phân tích cho rằng đây là bước đi lớn của AT&T nhằm mở rộng dịch vụ trên hạ tầng mạng băng rộng của mình, cụ thể là dịch vụ truyền hình và video trên di động. DirecTV cũng hưởng lợi vì có thể đưa dịch vụ truyền hình của mình vượt ra khỏi màn hình tivi, hiện diện trên bất kỳ thiết bị di động nào có kết nối Internet. Một dịch vụ xem trả phí video hay truyền hình theo yêu cầu (dạng OTT) có thể sẽ sớm ra mắt nếu thương vụ được thông qua.

Phóng to
Dịch vụ trả phí cung cấp video theo yêu cầu (OTT) của DirecTV - Ảnh: Bloomberg

Đây là thương vụ thâu tóm lớn thứ ba trong lịch sử AT&T. Trước đó, nhà mạng này đã rước Ameritech Corp vào năm 1999 và con số thâu tóm gây ấn tượng mạnh là 83 tỉ USD dành cho BellSouth năm 2006.

AT&T cho biết công ty cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Luật trung lập Internet (Net Neutrality) trong ba năm, điều này đồng nghĩa với việc họ không chặn các website hay chọn lọc tăng hay giảm tốc độ lưu lượng truy cập Internet.

Theo Bloomberg, Reuters

PHONG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar