10/11/2017 13:26 GMT+7

Nhà khoa học châu Á chia sẻ ý tưởng phát triển ngành hàng hải

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Hơn 70 nhà khoa học đến từ 20 trường ĐH hàng hải trong khu vực châu Á trao đổi các sáng kiến trong đào tạo nhân lực ngành hàng hải tại TP.HCM sáng 10-11.

Nhà khoa học châu Á chia sẻ ý tưởng phát triển ngành hàng hải - Ảnh 1.

Đoàn đại biểu đến từ Hàn Quốc tham dự Diễn đàn các trường đại học hàng hải và nghề cá châu Á tại Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Hội nghị thường niên lần thứ 16 Diễn đàn các trường ĐH hàng hải và nghề cá châu Á (AMFUF) do Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đăng cai tổ chức diễn ra trong hai ngày 10 và 11-11 với sự tham gia của hơn 70 nhà khoa học và đại biểu đến từ 20 trường ĐH hàng hải trong khu vực châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Philippines, Myanmar, Malaysia...).  

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thư - hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, hàng năm AMFUF được tổ chức luân phiên tại các trường thành viên nhằm thúc đẩy trao đổi học thuật, đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu giữa các trường.

Với chủ đề "Vận tải và thủy sản bền vững và hiệu quả" AMFUF 2017, các nhà khoa học sẽ cùng chia sẻ ý tưởng sáng tạo về hàng hải điện tử, giáo dục và đào tạo trong hàng hải, logistics trong cuộc cách mạng cảng biển, công nghệ hải dương vì sự phát triển bền vững…

Ông Lê Đình Thọ - thứ trưởng Bộ GTVT Việt Nam cho rằng hiện nay ngành hàng hải đang đối diện với nhiều khó khăn: thiếu hụt nguồn nhân lực, đảo bảo an toàn an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường…

Để giải quyết các vấn đề này, ngoài sự thống nhất ở tầm vĩ mô, nhất thiết phải có sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo hàng hải trên toàn cầu trong đào tạo nguồn nhân lực hàng hải chất lượng cao.

"Hội nghị thường niên AMFUF đã khẳng định được vai trò là nơi nắm bắt tâm huyết và trí tuệ của các trường thành viên và là nơi hình thành các ý tưởng xử lý những vấn đề chung trong hàng hải khu vực", ông Thọ nói

AMFUF do Trường ĐH Hàng hải và hải dương Hàn Quốc khởi xướng và thành lập vào năm 2002 tại Busan, Hàn Quốc.

Tại AMFUF 2017, Trường ĐH Quốc phòng Tướng Kotewala, Srilanka sẽ được trao chứng nhận thành viên chính thức, nâng tổng số thành viên của AMFUF lên 25 trường.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Gyeongsangbuk-do (GBD - Hàn Quốc) cũng sẽ ký kết bản ghi nhớ hợp tác với chủ tịch AMFUF. Theo đó, từ năm nay GBD sẽ tham gia tích cực và hỗ trợ các hoạt động của AMFUF.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar