20/03/2007 09:40 GMT+7

Nhà hát lớn ở đâu?

Theo HUỲNH TRẦN - Người Lao Động
Theo HUỲNH TRẦN - Người Lao Động

Một TP lớn mà không có nổi một nhà hát tầm cỡ quốc tế thì nhà tổ chức biểu diễn nào dám mơ đến hội nhập quốc tế! Hoạt động tổ chức biểu diễn của Việt Nam vì thế quẩn quanh vẫn chỉ là văn nghệ khóm phường so với thế giới.

Phóng to

Tour Rain's coming - Việt Nam của Bi-Rain đã diễn ra tại sân vận động Quân khu 7 mới đủ sức chứa một lượng khán giả khổng lồ - Ảnh: Tuổi trẻ

Một TP lớn mà không có nổi một nhà hát tầm cỡ quốc tế thì nhà tổ chức biểu diễn nào dám mơ đến hội nhập quốc tế! Hoạt động tổ chức biểu diễn của Việt Nam vì thế quẩn quanh vẫn chỉ là văn nghệ khóm phường so với thế giới.

Một điều hết sức nghịch lý là ở TP.HCM, các nhà thi đấu thể thao, sân vận động trở thành nơi tổ chức biểu diễn cho các sô ca nhạc lớn, có sức chứa từ 4.000 khán giả/đêm, mặc dù những nơi đó không phải là “ thánh đường” cho các hoạt động biểu diễn ca nhạc.

Túng phải biến

Tại TP.HCM có ba nơi được gọi là nhà hát: Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát TP và Nhà hát Bến Thành (nằm trong Trung tâm Văn hóa quận 1). Nhà hát TP được xây dựng cách nay hơn 100 năm, được giới chuyên môn đánh giá là nơi thiết kế tốt nhất về kỹ thuật cách âm, phục vụ tốt cho biểu diễn âm nhạc thính phòng, nhưng số lượng ghế chỉ mấp mé mức 500, quá ít để tổ chức một đêm diễn có đầu tư lớn về kinh phí. Giá vé dù có bán lên đến 1 triệu đồng/vé thì doanh thu cũng chỉ mới bằng 1/4 - 1/3 chi phí bỏ ra. Chẳng ai liều lĩnh để tổ chức sự kiện giải trí lớn ở nhà hát này nếu không muốn cháy túi.

Nhà hát Bến Thành cũng không hơn gì mấy về số lượng ghế so với Nhà hát TP. Hơn nữa, nhà hát này xây dựng chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động biểu diễn đáp ứng yêu cầu của một trung tâm văn hóa cấp quận. Dù sau này được người Nhật tài trợ nâng cấp hệ thống kỹ thuật âm thanh nhưng nhà hát này vẫn là rạp hát nhỏ, không thể là nơi mà giới tổ chức sự kiện giải trí trong và ngoài nước có thể nghĩ tới.

Còn lại, Nhà hát Hòa Bình vẫn là điểm sáng hiện nay mà giới tổ chức biểu diễn thuộc hạng có máu mặt trong nước chọn lựa. Nhưng sức chứa hiện nay của Nhà hát Hòa Bình cũng chỉ dừng lại ở mức dưới 2.500 khán giả, muốn hơn nữa là không thể có. Với số ghế như vậy, Nhà hát Hòa Bình cũng chỉ đáp ứng được những chương trình biểu diễn có quy mô vừa phải. Đó là chưa kể nhà hát này còn trưng dụng khán phòng lớn biểu diễn ca nhạc để làm rạp chiếu phim dã chiến. Từ 16 giờ mỗi ngày (trừ những đêm diễn) nhà hát buông màn chiếu phim. Nghệ sĩ biểu diễn chỉ được sử dụng sân khấu để tập dượt từ sáng cho đến trước 16 giờ. Muốn tập dượt hoặc chạy chương trình vào ban đêm là rất khó khăn. Nhà tổ chức muốn đáp ứng yêu cầu phải chịu thêm khoản chi phí gần như một đêm diễn.

Sân khấu khá đắt khách hiện nay là Trung tâm Ca nhạc Lan Anh, bởi sức chứa khán giả tại điểm diễn này có thể lên đến hơn 3.000 người. Tuy nhiên, khán phòng sân khấu Lan Anh vẫn là nhà thi đấu thể thao nên khả năng cách âm không thể bằng một nhà hát, cho dù Trung tâm Ca nhạc Lan Anh đã đầu tư, nâng cấp rất lớn.

Chính vì vậy, giải pháp bất đắc dĩ mà những nhà tổ chức sự kiện giải trí phải chọn khi tổ chức chương trình có lượng khán giả từ 4.000 người trở lên là các nhà thi đấu thể thao. Vì là nhà thi đấu thể thao nên khả năng cách âm theo quy chuẩn của một nhà hát là gần như bằng không. Đây là nỗi ám ảnh của các chuyên viên kỹ thuật âm thanh, các nhạc sĩ biên tập âm nhạc, nhạc công trong những chương trình live show ca nhạc diễn ra trong các nhà thi đấu.

Thèm một nhà hát mở

Tại sao các tour diễn của các nghệ sĩ lớn trên thế giới chỉ đến các nước trong khu vực mà hiếm khi đến Việt Nam? Câu hỏi này được giải đáp là vì Việt Nam không có điểm diễn có sức chứa trên 5.000 người. Lâu nay những sô diễn lớn của một vài nghệ sĩ nước ngoài tại TP.HCM chỉ có thể diễn ra trên sân vận động. Nhưng sân vận động cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi chi phí cho một đêm diễn ở sân vận động tăng lên rất lớn so với nhà hát hay một điểm diễn dành cho hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp.

Đó là chưa kể sự cố thời tiết, sự cố mất điện, đền bù thiệt hại sân cỏ... Thậm chí, gặp mùa giải thi đấu là không được phép dựng sân khấu biểu diễn... có thể gây thiệt hại lớn cho nhà tổ chức. Sự cố diễn viên- ca sĩ Hàn Quốc Ahn Je Wook phải hủy sô diễn tại sân vận động Thống Nhất, trở về nước là do UBND TP.HCM không chấp thuận cho diễn trên sân vận động này vì sợ thiệt hại cơ sở vật chất tại đây.

Một nhà tổ chức sự kiện giải trí tại Việt Nam cho biết rất nhiều công ty tổ chức biểu diễn trên thế giới muốn đưa sô diễn của họ đến Việt Nam, nhưng sau khi đến khảo sát, ai nấy đều lắc đầu. Các nhà tổ chức biểu diễn trong nước cũng chào thua. Muốn đầu tư lớn thì phải có lượng khán giả lớn mới mong thu đủ bù chi. “Cái khó bó cái khôn”. Ai cũng mơ đến một nhà hát mở, với sức chứa dao động mở từ 2.000 lên đến 10.000 khán giả như nhiều nước khác trên thế giới, nhưng xem ra quá khó. Tiền để đầu tư xây dựng không thiếu nhưng thiếu mặt bằng và thiếu quy hoạch.

Một TP lớn mà không có nổi một nhà hát tầm cỡ quốc tế thì nhà tổ chức biểu diễn nào dám mơ đến hội nhập quốc tế! Hoạt động tổ chức biểu diễn của Việt Nam vì thế quẩn quanh vẫn chỉ là văn nghệ khóm phường so với thế giới.

Theo HUỲNH TRẦN - Người Lao Động

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar