02/02/2012 00:05 GMT+7

Nhà cổ Phước Tích đang nằm chờ

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TT - Di tích quốc gia làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế được cả nước biết đến từ gần mười năm nay, kể từ hội thảo quốc gia về làng di sản văn hóa Phước Tích do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức tại Huế tháng 3-2004.

Ngôi làng không chỉ hấp dẫn mọi người bởi hệ thống 24 ngôi nhà rường cổ và đầy đủ thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng truyền thống, mà còn ở cảnh quan của vườn tược, đường làng ngõ xóm xanh ngút và dòng sông Ô Lâu tròn vạnh bao quanh.

Phóng to
Một phần ngôi nhà cổ của ông Trương Thanh Phong ở làng Phước Tích bị sập từ năm 2009 - Ảnh: THÁI LỘC

Với việc nhiều du khách trong và ngoài nước kéo về trong mấy năm qua, cũng là khoảng thời gian dân làng ngán ngẩm chờ đợi. Các ngôi nhà ở Phước Tích phần lớn trên 100 năm, tất cả đều xuống cấp; nhiều ngôi nhà đang rệu rã, mục ruỗng nghiêm trọng. Thậm chí một trong số đó là nhà ông Trương Thanh Phong đã bị đổ sụp một phần vào năm 2009...

Các gia đình ở làng không có tiền sửa nhà bởi số tiền quá lớn. Nhưng có sửa chữa cũng không phải là chuyện dễ. Việc sửa chữa, cơi nới nhà cửa tại làng này gần như bị cấm, nhằm bảo vệ nguyên trạng theo Luật di sản văn hóa và chủ trương của huyện. Chính quyền huyện cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp dân, hứa hẹn, thậm chí chọn ra những ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng để “ưu tiên đầu tư trùng tu”.

Tuy nhiên, mãi đến cuối tháng 12-2011, một trong số những ngôi nhà cổ xuống cấp trong làng, của ông Trương Duy Thanh, mới được chính thức đầu tư trùng tu theo chương trình hợp tác giữa Viện Di sản Bỉ và Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, với kinh phí khoảng 24.000 euro.

Chủ nhân một ngôi nhà cổ tại Phước Tích (xin giấu tên) nói: “Làng được nổi tiếng, nhiều người tới cũng vui nhưng cuộc sống bị xáo trộn, không còn yên bình, mà lại chẳng có chút lợi lộc gì. Riêng về việc công nhận làng là di tích (3-2009) thì càng có nhiều phiền toái vì phải tuân thủ luật, nhà dột nát, chờ sập cũng không sửa được. Chính quyền cứ hứa mà chẳng thấy đầu tư gì cả!”.

Ông Nguyễn Thế, phó trưởng Phòng Văn hóa huyện Phong Điền, kiêm trưởng ban quản lý di tích làng cổ Phước Tích, thừa nhận sau gần 10 năm làng này không những không có gì thay đổi, mà nhiều căn nhà cổ trong làng còn xuống cấp trầm trọng hơn. Giải thích sự chậm chạp này, ông Thế cho biết huyện đang chờ tỉnh phê duyệt các quy hoạch về trùng tu di tích và quy hoạch phát triển du lịch.

Hiện tại UBND huyện Phong Điền chỉ đang xây dựng hai đề án về tu bổ, tôn tạo di tích và đề án về phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích đến năm 2020. Hai đề án này khi hoàn thành, trình UBND tỉnh thông qua mới trở thành cơ sở để tiến hành xây dựng các đề án quy hoạch bảo tồn, trùng tu di tích và quy hoạch phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích nói trên.

THÁI LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar