18/06/2024 21:23 GMT+7

Nhà báo Lý Sinh Sự 'tứ trụ phiếm luận' Nói hay đừng lừng danh một thuở

Là ‘linh hồn’ của mục ‘Nói hay đừng’ trên báo Lao Động một thời, nhà báo Lý Sinh Sự (Trần Đức Chính) được coi là bậc thầy của nhiều nhà báo, với những bài học làm báo rất hữu ích và độc đáo.

Nhóm nhà báo biên soạn cuốn sách Nói hay đừng (NXB Văn Học và Công ty sách Liên Việt) giao lưu tại buổi ra mắt sách - Ảnh: TRẦN ĐOÀN

Nhóm nhà báo biên soạn cuốn sách Nói hay đừng (NXB Văn Học và Công ty sách Liên Việt) giao lưu tại buổi ra mắt sách - Ảnh: TRẦN ĐOÀN

Không chỉ tập hợp những bài báo đặc sắc của nhà báo Trần Đức Chính - Lý Sinh Sự mà nhiều kỷ niệm, bài học làm báo quý báu từ nhà báo kỳ cựu này được bạn bè đồng nghiệp kể lại đầy trân trọng, thân tình trong cuốn sách Nói hay đừng ra mắt bạn đọc ngày 18-6 tại Hà Nội.

Lý Sinh Sự thuộc "tứ trụ phiếm luận"

Theo nhà báo Trần Đình Thảo - một đồng nghiệp, người bạn của nhà báo Trần Đức Chính, năm 1994, trên mục Nói hay đừng của báo Lao Động bắt đầu xuất hiện cái tên Lý Sinh Sự.

Lý Sinh Sự gắn liền với những bài bình luận theo phong cách "thích gây sự" - dám tuyên chiến với thói hư tật xấu và cả những nghịch lý ở đời.

Những bài viết của ông ngoài trên báo Lao Động còn xuất hiện đều đặn trên các số báo cuối tuần, cuối tháng, đặc san của một vài tờ báo khác.

Sau này, người ta mới biết Lý Sinh Sự chính là nhà báo Trần Đức Chính (còn có bút danh là Hà Văn, Trần Chinh Đức, Đức Chính), nguyên phó tổng biên tập báo Lao Động, tổng biên tập báo Nhà Báo & Công Luận.

Nhà báo Trần Đình Thảo nhẩm tính rằng trong 10 năm đầu gác mục Nói hay đừng, đều như vắt chanh, mỗi ngày ông viết một bài cho chuyên mục, 10 năm khoảng 3.600 bài thể hiện dưới hình thức tiểu phẩm báo chí.

Tính cả các bài đăng trên các báo khác, 10 năm ấy ông viết trên dưới 4.000 bài.

Sau khi nghỉ hưu ông vẫn tiếp tục viết cho chuyên mục Nói hay đừng thêm 10 năm nữa. Tổng số bài "sinh sự" ông viết khoảng 6.000 bài.

Cuốn sách Nói hay đừng của nhà báo Trần Đức Chính - Lý Sinh Sự - Ảnh: T.ĐIỂU

Cuốn sách Nói hay đừng của nhà báo Trần Đức Chính - Lý Sinh Sự - Ảnh: T.ĐIỂU

Đó là hàng ngàn bài báo "gây sự" với xã hội, với quan chức, với cơ chế, với những điều sai quấy trong cuộc sống nhưng gây "ghiền" cho không ít bạn đọc.

Theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, với phong cách hài chính luận, cùng với sức viết khỏe như vậy, nên ông được phong là "tứ trụ phiếm luận" trong làng báo Việt Nam.

Người thích đùa và những "ngón nghề" làm báo độc đáo

Trong cuốn sách, phần những bài viết của đồng nghiệp về nhà báo Trần Đức Chính cho thấy sự tôn trọng đặc biệt của đồng nghiệp, đặc biệt là lớp hậu bối, dành cho nhà báo này.

Đồng nghiệp không chỉ trọng tài mà còn trọng sự giản dị của một ông "quan báo" không hề "quan báo", một "người thầy" của nhiều nhà báo trẻ.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rất ấn tượng với tính hài hước thông minh mà không châm chọc của đàn anh.

"Anh là một người thích đùa đúng nghĩa. Chuyện gì anh cũng đùa, cũng tiếu lâm, cũng pha trò được.

Anh có biệt tài làm giảm sự căng thẳng của vấn đề, làm mềm hóa sự xơ cứng của những đề tài khô khan bằng những câu nói đùa ý nhị.

Đó là nét riêng, phong cách riêng của anh, của chuyên mục Nói hay đừng. Châm biếm mà không chọc giận", Huỳnh Dũng Nhân viết về Lý Sinh Sự.

Nhà báo Vũ Thu Trà thì rất biết ơn đàn chú Trần Đức Chính về bài học làm báo rất lợi hại mà chị đã học được. Đó là bài học phải biết làm báo trong… nhà vệ sinh.

Nhà báo Vũ Thu Trà kể, thời điểm cuối 1994, máy ghi âm to bằng cả bàn tay, không thể giấu kín khi cần tác nghiệp trong những tình huống đi làm điều tra…

Nhà báo Trần Đức Chính đã bày cách cho nữ đồng nghiệp trẻ: Có những chi tiết, những con số mà không được ghi âm, không được ghi chép lại ngay thì sẽ quên.

Cách hợp lý nhất trong trường hợp đó là xin phép vào nhà vệ sinh rồi tranh thủ ghi lại thông tin.

Cuốn sách Nói hay đừng dày 472 trang, gồm 4 phần, tập hợp các bài báo thuộc nhiều thể loại trong đời viết báo của Trần Đức Chính như tiểu phẩm, phóng sự, ký sự, tản văn; và những bài viết về Trần Đức Chính của các đồng nghiệp.

Theo nhà báo Trần Đình Thảo, các đồng nghiệp biên soạn cuốn sách này đã công bố hết thảy chân dung nghề nghiệp của nhà báo Trần Đức Chính: ông không chỉ là cây bút đặc sắc về thời sự - bình luận mà còn là cây viết phóng sự sắc sảo, viết tản văn tinh tế, duyên dáng.

Ông Trump đá xoáy nhà báo lớn của Mỹ viết sách chân dung mình

TTO - "Mấy cái mà Bob Woodward trích lời tôi là cách đây cả mấy tháng rồi. Nếu ông ta nghĩ mấy lời đó là quá nguy hiểm hoặc tệ hại, sao ổng không báo động để cứu thêm được nhiều mạng người nữa?", ông Trump viết kiểu đá xoáy trên Twitter.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar