18/06/2024 09:42 GMT+7

Ngàn năm văn minh Trà Việt

Tác giả Trịnh Quang Dũng đã đưa ra nhiều chứng cứ trong cuốn sách Văn minh Trà Việt - minh định cư dân Bách Việt mới là chủ nhân thực sự tạo dựng nên Trà mã cổ đạo kỳ bí ngàn năm trước.

Ông Trịnh Quang Dũng chia sẻ trong tọa đàm về sách tại TP.HCM. Tác giả Trịnh Quang Dũng hiện là thành viên ban tư vấn Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam. Cuốn Văn minh Trà Việt của ông ra mắt lần đầu năm 2012. Sau hơn 10 năm chỉnh lý, bổ sung, cuốn sách vừa tái bản với 844 trang (hơn khoảng 400 trang so với bản cũ) - Ảnh: HỒ LAM

Ông Trịnh Quang Dũng chia sẻ trong tọa đàm về sách tại TP.HCM. Tác giả Trịnh Quang Dũng hiện là thành viên ban tư vấn Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam. Cuốn Văn minh Trà Việt của ông ra mắt lần đầu năm 2012. Sau hơn 10 năm chỉnh lý, bổ sung, cuốn sách vừa tái bản với 844 trang (hơn khoảng 400 trang so với bản cũ) - Ảnh: HỒ LAM

Sau hơn 10 năm, cuốn sách Văn minh Trà Việt của tác giả Trịnh Quang Dũng vừa tái bản và đến tay độc giả với sự chỉnh lý, bổ sung nhiều tư liệu quý giá để minh định thêm về lịch sử văn hóa trà Bách Việt, cội nguồn căn bản của trà Việt trải suốt nhiều ngàn năm lịch sử.

Cái nôi đầu tiên của cây chè trên thế giới ở đâu?

Căn cứ theo một số tư liệu về các cuộc chiến tranh Nam Chiếu - Thổ Phồn với Đại Đường, tác giả Trịnh Quang Dũng nói: "Tuyến Trà mã cổ đạo hướng Đông - Tây chạy qua Nhã An nằm trong sự cai quản của Thổ Phồn hơn 200 năm. Nơi đây từng là chiến trường khốc liệt, triền miên giữa Thổ Phồn - Đại Đường và quân Đường luôn thất bại".

Theo ông Dũng, cứ liệu lịch sử khẳng định cả triều đình nhà Đường và nhà Tống sau này chưa bao giờ xây dựng, sở hữu, quản lý Trà mã cổ đạo như một số tư liệu Trung Quốc quảng bá nhằm minh chứng, củng cố cho nguồn gốc trà từ Trung Hoa.

Con đường này, xưa nằm trong cương vực lãnh thổ Nam Chiếu - Đại Lý (Điền Việt), được các cư dân Bách Việt - Tạng xây dựng nên. Các dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng, Thái, Hà Nhì, Cao Lan... vốn là hậu duệ của dân Bách Việt thời xa xưa.

Nói một cách khác, vùng trà hoang dã thiên nhiên trải rộng từ đất Ba Thục, Điền Việt (Vân Nam ngày nay) xuống tới vùng Tây Bắc Việt Nam, Lào, Miến Điện chưa thuộc về Trung Quốc từ trước thế kỷ XIV.

Ông Dũng cũng cung cấp cho bạn đọc các góc nhìn từ nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về khởi thủy của cây chè - trà để kết luận Việt Nam là một trong những "cái nôi, vùng nguyên sản chè" của thế giới.

Vào thế kỷ 17, bác sĩ - nhà vạn vật học người Đức Engelbert Kampfer đặt tên khoa học cho cây chè là "Thea Sinensis", nghĩa là chè Trung Quốc.

Tuy nhiên, năm 1974, K.M. Djemukhatze, viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô, sau thời gian dài làm việc tại Việt Nam đã hoàn tất công trình chuyên khảo công phu về cây chè Việt để công bố tại Hội nghị Thực vật học toàn cầu lần thứ 12 (1974), sau đó được ấn hành thành sách vào năm 1976 với tên Cây chè ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông thiết lập sơ đồ tiến hóa cụ thể của cây chè thế giới như sau: Camellia - Thea Wetnamica (chè Việt Nam) - Thea Fuinamica (chè Vân Nam lá to) - Thea Sinensis (chè Trung Quốc lá nhỏ) - Thea Assamica (chè Assam Ấn Độ).

Theo nhiều nhà nghiên cứu, công trình trên đưa đến kết luận bất ngờ, đảo lộn các giả thuyết khoa học về nguồn gốc cây chè trước đó.

Việt Nam mới là cái nôi đầu tiên của cây chè thế giới và đề xuất tên khoa học mới cho cây chè là Thea Wetnamica, thay cho tên Thea Sinensis đã tồn tại một cách lầm lẫn, sai lệch suốt hơn hai thế kỷ (1753-1974).

Còn học giả Nhật Bản Watable Tadayao nhận định: "Vùng chè hoang dã gần đồng nhất với cái nôi của cây lúa nước". Tác giả Nguyễn Thị Bảy trong cuốn Ẩm thực dân gian Hà Nội viết: "Ở đâu có lúa nước ở đó có chè!".

Theo diễn giải của ông Dũng có thể thấy chè - trà phải bắt nguồn, phát triển và là sản phẩm song hành của nền văn minh lúa nước, nền văn minh nông nghiệp sớm nhất của nhân loại, mà Việt Nam là một đại diện.

Văn hóa thưởng trà

Bìa sách Văn minh Trà Việt

Bìa sách Văn minh Trà Việt

Trong buổi trò chuyện với độc giả, tác giả Trịnh Quang Dũng cho rằng Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có hai dòng trà.

Đó là trà cung đình và trà dân gian. Khác với nghệ thuật thưởng trà cực kỳ hoa mỹ, bay bướm, kiểu cách, thiên biến vạn hóa ở Trung Hoa hay văn hóa Trà đạo lên tầm tín ngưỡng ở Nhật Bản, trà cung đình Việt làm nên bản ngã rất riêng: "Vừa sang trọng kiêu sa lại vừa mộc mạc, dung dị".

Danh sĩ Nguyễn Công Trứ là người xóa bỏ ranh giới giữa trà cung đình và trà dân gian, tạo ra sự hòa hợp trong nghệ thuật ẩm trà Việt vừa cao sang song không mất đi bản sắc mộc mạc, đời thường.

Trong Hàn nho phong vị phú, ông Dũng chỉ rõ sự hiện diện thú uống trà vối, trà bàng bình dân của Nguyễn Công Trứ được sánh với trầu cau cao sang vốn là đầu câu chuyện của người Việt từ ngàn xưa: "Ấm trà góp lá bàng lá vối pha mùi chát chát chua chua/ Miếng trầu têm vỏ mận, vỏ dà buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ".

Ông Dũng cho biết: "Nếu thuộc tính của dòng trà dân gian Việt là giải khát, kết nối cộng đồng thì thuộc tính nổi bật của trà cung đình Việt lại là thưởng ngoạn!

Thưởng ngoạn trà giúp tu dưỡng tâm hồn trong sáng, bay bổng, xóa bỏ mọi ưu phiền, rũ bỏ những thói hư tật xấu, ham muốn tầm thường trong đời sống thường nhật".

Còn văn hóa trà dân gian Việt thì lại hình thành trên nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu giải khát cấp thiết hằng ngày và có tính kết nối cộng đồng cao. Không quá câu nệ về trà cụ, trong dân gian, người ta uống trà bằng chén bát dân dã để cảm nhận hết hương vị và cái "thần" của nước trà tươi.

Theo ông Dũng, văn hóa trà dân gian Việt Nam cũng tôn vinh trà lên vị trí trân quý trong đời sống hôn nhân của người Việt. Trong sính lễ, trà là vật phẩm tối quan trọng, không thể không có như một quy tắc bất thành văn.

Bài Trà ca của người Cao Lan có nguồn gốc từ vùng trà Lĩnh Nam - Văn Lang xưa có câu: "Tháng Mười một cho người đem trà đến hỏi nàng/ Tháng Mười hai năm hết, cưới nàng về thành đôi".

Trong cuốn Hành trình tìm về cội nguồn của Hà Văn Thùy có đề cập chính Khổng Tử từng dạy học trò: "Người Bách Việt miền Nam có lối sống, tiếng nói, phong tục, tập quán ăn uống riêng... Họ uống nước bằng thứ lá cây lấy từ trong rừng gọi là trà".

Tác giả Trịnh Quang Dũng cho rằng chính Khổng Tử đã gửi thông điệp rằng cho đến thời đại ông (551-479 TrCN), người Hoa Hạ chưa biết uống trà!

Trà đạo ở Hàn Quốc

TTO - Hàn Quốc nổi tiếng với nhân sâm đang chứng tỏ cho thế giới thấy trà cũng là văn hóa ẩm thực được ưa chuộng ở đất nước này thông qua Festival Thế giới Trà 2006 khai mạc sáng nay (21-6) tại thủ đô Seoul.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar