24/11/2016 11:16 GMT+7

Nguyễn Tấn Hạnh - người thuyền trưởng tận tụy

TRƯỜNG SA
TRƯỜNG SA

TTO - Tận tụy với công việc, thương yêu cấp dưới như anh em một nhà - đó là đại úy Nguyễn Tấn Hạnh, thuyền trưởng tàu 624, hải đội 812, lữ đoàn 125 Vùng 2 Hải quân.

Thuyền trưởng Nguyễn Tấn Hạnh (phải) trong một buổi huấn luyện hàng hải - Ảnh: Huy Hoàng

Đại úy Nguyễn Tấn Hạnh cũng được tặng nhiều bằng khen, giấy khen sau bốn năm làm thuyền trưởng, hơn 10 năm lăn lộn với biển, đảo, hơn 30 lần cầm “vôlăng” lái tàu vượt sóng ra khơi làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Kỷ niệm lần chuyển bệnh nhân từ nhà giàn DK1/2 xuống tàu đi Trường Sa cấp cứu mùa bão tố năm 2014 không bao giờ quên trong tâm trí anh Hạnh.

Khi đó, anh giữ nhiệm vụ thuyền phó quân sự tàu 953. Nhận được lệnh chuyển một chiến sĩ đau tụy cấp ở nhà giàn DK1/2 xuống tàu đi Trường Sa cấp cứu, Hạnh đã chỉ huy tổ xuồng cơ động vào chân đế nhà giàn trong điều kiện sóng to cấp 7, trời chập choạng tối.

Để đưa bệnh nhân xuống xuồng an toàn, anh đã hiệp đồng với nhà giàn DK1/2 bó chặt toàn thân bệnh nhân vào cáng, cột dây rồi thả xuống biển từ độ cao sàn công tác 13m.

Khi cáng bệnh nhân vừa chạm xuồng, bỗng một con sóng lớn đẩy cáng bệnh nhân ra xa. Nhanh như cắt, anh chộp đầu dây rướn mình kéo lại.

“Cú” kéo ấy đỡ được cáng không rơi xuống biển. Suốt thời gian tàu 953 thẳng tiến Trường Sa, anh luôn bên đồng đội, chườm nước ấm lên bụng bệnh nhân và động viên cố gắng chịu đựng vượt qua cơn đau.

Một ngày làm việc của thuyền trưởng Hạnh bắt đầu từ triển khai giao nhiệm vụ cho cán bộ chiến sĩ cấp dưới, tổ chức huấn luyện sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch, giao ban tàu, sinh hoạt tổ ba người, rèn luyện sức khỏe bộ đội…

“Guồng quay” ấy khiến Hạnh luôn bận rộn, song anh vẫn tận dụng thời gian để nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức.

Hạnh chia sẻ có đêm anh thức trắng để đọc hết một cuốn tài liệu về kinh nghiệm thuyền trưởng lái tàu biển xa. Ngoài ra, anh chủ động gặp gỡ các chiến sĩ trẻ mới về tàu để nắm bắt tư tưởng, hoàn cảnh gia đình để động viên kịp thời; chia sẻ với sĩ quan trẻ về kinh nghiệm huấn luyện, rèn luyện kỷ luật, ý thức chấp hành nền nếp chính quy.

Hằng đêm khi bộ đội ngủ say, anh đi từng giường chiến sĩ, vừa kiểm tra quân số, vừa xem có ai ốm, đau mà trực ban tàu chưa kịp thời nắm bắt. Việc làm ấy tuy nhỏ nhưng đã tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, cán binh mẫu mực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đại úy Nguyễn Tấn Hạnh được Bộ tư lệnh Vùng 2 tặng bằng khen trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền; giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chở đoàn công tác năm chuyến an toàn. Đảng ủy lữ đoàn 125 cũng đề nghị tặng danh hiệu “Thuyền trưởng xuất sắc nhất quân chủng hải quân năm 2016” cho đại úy Hạnh.

TRƯỜNG SA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Căn bệnh viêm tủy sống đến bất ngờ vào năm 4 tuổi khiến Tô Phương Bắc, cậu học sinh lớp 8D3 Trường THCS Bờ Y (tỉnh Kon Tum) bị bại liệt cả hai chân.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar