13/04/2012 06:00 GMT+7

Nguyễn Ngọc Tiến Đi ngang Hà Nội

BaoChau
BaoChau

TT - Tiếp sau cuốn 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, 32 bài viết của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến (báo Hà Nội Mới) với rất nhiều tư liệu vừa được tập hợp lại trong cuốn sách Ði ngang Hà Nội.

Phóng to

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - Ảnh: H.T.

Phóng to

Sách do ChiBooks & NXB Văn Học ấn hành - Ảnh: Hương Thị

* Thưa anh, sinh ra và lớn lên cùng Hà Nội, vì sao cuốn sách mới xuất bản lại là "Ði ngang..."?

- Tôi sinh ra thì Hà Nội đã có rồi và hết cả cuộc đời tôi thì cũng chỉ là một lần đi qua Hà Nội mà thôi, vì thế cuốn sách có tên như vậy.

* Ði ngang Hà Nội có gì khác với các cuốn sách từng viết về Hà Nội?

- Tôi viết về những chuyện mà trước đó không ai viết hoặc chỉ thấy đôi ba dòng ở cuốn này, cuốn kia. Thật ra Ði ngang Hà Nội không hẳn là sách lịch sử mà là cuộc sống nhìn ở góc độ xã hội. Ví dụ như chuyện về kem chẳng hạn, đúng là tôi có viết về sự ra đời của kem nhưng xung quanh cây kem là bao nhiêu chuyện khác. Thế nên Ði ngang Hà Nội ngoài cung cấp kiến thức nó còn có thái độ của tôi về chuyện đó.

* Ði ngang Hà Nội gồm những khảo luận đầy ắp tư liệu, về rất nhiều chuyện: xe đạp, bia hơi, chơi đĩa than, chồng Tây, vợ đầm... Công việc của một nhà báo có mang lại cho anh lợi thế này?

- Có nhiều người không làm báo nhưng họ vẫn khảo cứu và viết về Hà Nội rất sinh động ăm ắp tư liệu. Vấn đề là có thích hay không thích mà thôi. Song đúng là làm báo giúp tôi có cơ hội tiếp xúc dễ dàng với nhiều người và ghi chép được nhiều điều, nhìn Hà Nội dưới các góc độ khác nhau từ đó để viết ra những điều như nó vốn có trong cuộc sống.

Viết ký về lịch sử thì tác giả phải tìm tư liệu trong sách, báo đã ấn hành; gặp gỡ các nhà nghiên cứu, người cao tuổi sống lâu năm ở Hà Nội... Khi tôi viết về xe máy Hà Nội, tôi rất muốn tìm ra ai là người Hà Nội mua xe máy đầu tiên. Tôi đi hỏi, đọc sách cũ nhưng không có kết quả, viết về xe máy Hà Nội mà không cung cấp cho độc giả thông tin đó thì coi như bài viết dang dở và còn nợ độc giả. Cuối cùng tôi vào thư viện đọc các báo xuất bản trước năm 1954 và chỉ tìm được một thông tin ngắn ngủi về một ông thầu khoán mua chiếc xe máy Solex trên tờ Hà Thành Ngọ Báo xuất bản năm 1928...

* Anh là người "phải lòng" Hà Nội?

- Tôi không biết nhưng cái gì mà tôi từng thấy ở Hà Nội khi còn bé nay không còn tôi thấy tiếc, cái gì trước kia tôi thấy nó vuông giờ lại thành tròn tôi cũng không vui.

HƯƠNG THỊ thực hiện

BaoChau

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar