23/10/2014 09:40 GMT+7

Nguyễn Mạnh Tuấn kể tiếp chuyện đời

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

TT - Trước khi nổi tiếng với ba cuốn tiểu thuyết Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù lao Tràm vào đầu những năm 1980, Nguyễn Mạnh Tuấn đã khẳng định chỗ đứng của mình trong nghề văn bằng những tập truyện ngắn.

Từ ấy đến nay ông là một trong số ít người kể chuyện dài hơi và bền bỉ nhất trong văn học ta.

Nhưng tập truyện mới nhất của ông - Nỗi sợ hãi mầu nhiệm - không phải truyện ngắn về những khoảnh khắc đời người, cũng không phải tiểu thuyết bốn, năm trăm trang; mà là truyện vừa, mỗi truyện độ năm, bảy chục trang in, dài lắm cũng không tới trăm trang.

Mỗi truyện là một điểm nhìn, một tấn thảm kịch đạo đức, diễn ra trong một quá khứ tưởng người trong cuộc đã lãng quên nhưng lại hiện về khuấy động nhân tâm. Quá khứ xa xôi, dưới ngòi bút nhà văn, trở thành gần gũi và chua xót.

Sự thay đổi của người thầy giáo mẫu mực, từng chỉ biết sống theo khuôn mẫu, trọng nghĩa khinh tài, đâu phải là điều khó lý giải, nhưng lòng nhân hậu của con người vẫn muốn giữ lại một cái gì tốt đẹp từ quá khứ để không làm suy suyển hình ảnh thần tượng được tôn thờ (Đường đi của hoa). Kẻ ăn cắp hai cái bánh rán ngày xưa, nhờ được người thầy bao dung và liên tài che chở, đã trả món nợ ân nghĩa với đời (Sự dối trá vĩ đại).

Vẫn là ngòi bút sắc sảo hơn 30 năm trước của Nguyễn Mạnh Tuấn, nhưng bây giờ cái xấu của con người được phán xét điềm tĩnh hơn, khoan hòa hơn và nhân bản hơn.

Thiên truyện dài nhất và có sức nặng nhất trong cuốn sách mang tên của chính nhân vật: Thằng Đấu. Đấu là một mẫu nhân vật của thời đại bão táp, vừa là anh hùng, vừa là nạn nhân của thời đại đó, hiện thân của một ý thức đấu tranh, tìm lẽ sống trong sự truy quét những gì không hợp với niềm tin bất di bất dịch của mình.

So với những nhân vật phản diện trước đây của cùng tác giả, Đấu là một chất lượng mới của loại nhân vật mà tính cách mang mầm mống của sự hủy diệt nhân danh những điều cao cả. Xã hội đã đẻ ra Đấu và từng cần đến những thằng Đấu để tồn tại, chính xã hội sẽ khổ lâu dài vì những thằng Đấu ấy.

Năm truyện ngắn độc lập khi đặt cạnh nhau trong một tập sách trở nên một bộ tranh liên hoàn, nối kết và bổ sung cho nhau. Một bối cảnh chung: quan hệ thầy trò ở Trường Chu Văn An đầu những năm 1960 và lứa thanh niên Hà Nội xung phong xây dựng kinh tế ngay trước khi diễn ra chiến tranh phá hoại của Mỹ. Một nhân vật xưng tôi, đồng thời là người chứng kiến và trần thuật từ đầu câu chuyện: Tuấn - Nguyễn Mạnh Tuấn.

Dù nhà văn có khẳng định đây là tự truyện hay không thì nhân vật đó hẳn nhiên cũng không đồng nhất với tác giả. Người mang tên Tuấn đó thật ra đóng ba vai cùng lúc: một đang sống trong câu chuyện với thế giới của mình, một đang kể lại câu chuyện với những gì còn hằn sâu trong ký ức, và một trong đời thực đang lưỡng lự, băn khoăn về câu chuyện có khả năng “gây tổn thương” đó.

Đã thành phong cách Nguyễn Mạnh Tuấn, văn xuôi của ông không nhiều trang miêu tả và phân tích. Chất bình luận thời tiểu thuyết luận đề cũng đã phai.

Sức hấp dẫn của các thiên truyện là ở lời kể và giọng kể, kể bình thản, để sự việc tự nó lên tiếng, không tô vẽ, uốn lượn, không ngậm ngùi thương xót, như món ăn không cần gia vị vì đã thấm đủ đắng cay.

Nhịp điệu kể từ tốn mà không rề rà, tình tiết đưa đầy đủ để cuốn người đọc vào câu chuyện trước khi kết thúc mà không buông rời cuốn sách.

Hẳn nhiên tính chân thực nghệ thuật của tác phẩm sẽ cao hơn nữa nếu tác giả kiềm chế những chi tiết hơi phô diễn, ví như cái rừng hoa học trò cũ tặng thầy giáo cũ nhân ngày tái ngộ hay những bữa ăn chiêu đãi học sinh nghèo của cậu học trò nay đã công thành danh toại...

Sách do NXB Văn Hóa Văn Nghệ ấn hành - Ảnh: Tiến Long

Trong lúc xuất hiện ngày càng nhiều tác phẩm phi hư cấu góp vào dòng văn học “vết thương” nhìn lại và phán xét thời quá vãng, Nguyễn Mạnh Tuấn hẳn đã cân nhắc khi chọn hình thức thể hiện là sự kết hợp giữa chất liệu tự truyện và văn xuôi hư cấu.

Sự kết hợp này vừa tăng sức thuyết phục của sự thật, vừa thêm tính hấp dẫn của cách kể chuyện khi người trong cuộc cũng là người chứng kiến và trần thuật, không phải từ chỗ đứng của kẻ ở bên lề đời sống, mà là từ thân phận của một người rất đỗi bình thường đang loay hoay tìm chỗ cho mình trong một tình huống mà lòng sợ hãi đã thành phương thuốc để tự cứu chữa.

Hồi Đứng trước biển mới xuất hiện, Nguyễn Khắc Viện có viết rằng về sau nếu ai muốn hiểu lại cái thời đã qua, hãy tìm đọc tác giả tuổi đời chưa đến 40 này.

Nay sắp bước sang tuổi 70, ngòi bút nhạy bén của Nguyễn Mạnh Tuấn chưa hề có dấu hiệu xuống sức, chắc sẽ còn tiếp tục kể những câu chuyện đời đang biến hóa thiên hình vạn trạng thời nay.

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar