22/09/2016 23:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

​Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung đoạt giải Chuông vàng vọng cổ 2016

LINH ĐOAN - Ảnh: QUANG ĐỊNH
LINH ĐOAN - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TTO - Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung - cô gái "con nhà nòi" nghệ sĩ đoạt danh hiệu Chuông vàng sau đêm chung kết tại TP.HCM 22-9.

Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung trong giây phút đăng quang Chuông vàng cuộc thi trong đêm chung kết Chuông vàng vọng cổ tối 22-9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ba thí sinh Trịnh Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Châu và Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung bước vào đêm thi chung kết xếp hạng giành giải Chuông vàng vọng cổ 2016 với hai phần thi: diễn một trích đoạn dài không quá 12 phút, có sự hỗ trợ của nghệ sĩ chuyên nghiệp và rút thăm hát một bài vọng cổ có thời lượng không quá 8 phút (thời gian chuẩn bị chỉ 15 phút).

Kết quả Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung đăng quang danh hiệu Chuông vàng. Trịnh Thị Ngọc Huyền đoạt giải Chuông bạc và giải do hội đồng báo chí bình chọn.

Nguyễn Thị Ngọc Châu nhận giải ba và giải Thí sinh được yêu thích nhất.

Trịnh Thị Ngọc Huyền đoạt giải do hội đồng báo chí bình chọn

Trong đêm chung kết Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung trình diễn trích đoạn Cầu trăng ai lỗi hẹn và 3 câu vọng cổ trong bài Về mái nhà xưa.

Tuyết Nhung được xem là "con nhà nòi" nghệ thuật vì ba của cô là NSND Ngân Vương của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Đồng Nai, còn mẹ là nghệ sĩ Hồ Như Thủy.

Do sống xa ba từ bé nên Tuyết Nhung chủ yếu chỉ học hát theo băng đĩa, nghe trên tivi. Lớn lên, thấy nghề hát cực khổ nên ba cô chỉ muốn cô đi học để có cái nghề và cô đã hoàn thành khóa trung cấp dược tại Trường Quân y 2 như mong muốn của gia đình.

Rồi Nhung rời quê nhà An Giang lên Sài Gòn phụ bán thuốc với người dì. Máu ca hát lại trỗi dậy. Nhung đi hát ở các show lẻ, mỗi tháng được mười mấy show, đủ nuôi sống bản thân, phụ giúp mẹ và còn xây được cái nhà nho nhỏ ở An Giang cho ông bà ngoại.

Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung trình diễn trích đoạn Cầu trăng ai lỗi hẹn

Đăng ký thi Chuông vàng đã 3 lần nhưng không đạt thành tích cao, Nhung quyết định ngưng một thời gian để rèn luyện thêm cho đủ tự tin bước vào cuộc đua năm nay. Ngoài 30 tuổi nên Nhung bảo nếu không thi, không cho mình thêm cơ hội thử thách, lúc quá tuổi sẽ lại tiếc hùi hụi vì không dám đi đến tận cùng ước mơ.

Nhận xét về Nhung, huấn luyện viên Lê Tứ chia sẻ: “Nhung có ưu điểm là giọng không chỉ khỏe mà còn rất truyền cảm. Nhịp của em tốt và chắc. Tuy nhiên, do em chưa được diễn bao giờ nên còn thiếu kinh nghiệm. Cũng may là em có gen nghệ thuật từ ba mẹ nên nắm bắt khá nhanh”.

Nhưng đó cũng là một áp lực, làm cô gái "có gen" vướng víu.

 “Tôi sợ bị so sánh, sợ ca diễn không tốt người ta nói con nghệ sĩ chắc quen biết mới được cho vô. Bởi vậy, phải ráng thi cho tốt để chứng tỏ hội đồng nghệ thuật chọn mình là xứng đáng!” - Tuyết Nhung nói.

Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung diễn 3 câu vọng cổ trong bài Về mái nhà xưa 

Trịnh Thị Ngọc Huyền, cô gái nhỏ bé đến từ Trà Vinh, gây chú ý với giọng ca vang, khỏe, lanh lảnh. Trong đêm chung kết cô diễn trích đoạn Nàng tiên mẫu đơn và bài hát Đêm đồng bằng.

Là người huấn luyện Huyền 2 lần trong vòng chung kết, huấn luyện viên Kim Tử Long dành cảm tình đặc biệt cho cô: “Huyền có giọng ca tốt, có nội lực, có hồn. Em lại rất thông minh, tiếp thu tốt nên khá thuận lợi cho đạo diễn trong việc dàn dựng tiết mục. Em có triển vọng của một cô đào mùi, lẳng. Đào có mùi có lẳng sẽ dễ thể hiện được đa dạng nhân vật”.

Huyền đã vào Đoàn cải lương Ánh Hồng - Trà Vinh được gần ba năm nay, ban đầu toàn đóng vai nhỏ, tì nữ, múa nền…, vai lớn gần nhất của cô là cô gái mù trong vở Hoàng tử mặt nám.

Huyền cũng nhận được giấy báo nhập học Trường trung cấp Dược Trà Vinh.

Trịnh Thị Ngọc Huyền trình diễn trích đoạn Nàng tiên mẫu đơn trong đêm chung kết

Nguyễn Thị Ngọc Châu trình diễn trích đoạn Bức ngôn đồ Đại Việt và 3 câu vọng cổ trong bài Hồn quê trong đêm chung kết. Từ quê nhà Đồng Tháp lên Sài Gòn được 5 năm, Nguyễn Thị Ngọc Châu gắn bó với nghề chăm sóc da mặt phụ nữ. Rồi một lần tình cờ theo bạn đến quán nghệ sĩ, nghe một nữ nghệ sĩ hát vậy là cô đâm mê cải lương luôn.

Huấn luyện viên Quế Trân nhìn nhận: “Giọng Châu sáng, ngân nga truyền cảm. Em có ưu thế sắc vóc đẹp, rất cần thiết cho một cô đào. Cái thiếu của em là không được học trường lớp, bài bản cải lương em cũng biết sơ sơ nên lúng túng. Tuy âm vực giọng hát khá rộng nhưng em còn nhát, không dám bung hơi".

Nguyễn Thị Ngọc Châu trình diễn trích đoạn Bức ngôn đồ Đại Việt trong đêm chung kết 
LINH ĐOAN - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar