19/07/2022 10:45 GMT+7

Nguyễn Bình Phương và văn chương kiến tạo thực tại

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Văn học Việt Nam đương đại không chỉ có Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Lê Lựu,... mà còn có Nguyễn Bình Phương.

Nguyễn Bình Phương và văn chương kiến tạo thực tại - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương

Đó là đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình thuộc nhiều thế hệ trong tọa đàm khoa học Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong chuyển động của văn học Việt Nam đương đại (Viện Văn học và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 18-7 tại Hà Nội).

Người công bằng với hiện thực

Từng hai lần trao giải thưởng hằng năm của Hội Nhà văn Hà Nội cho Nguyễn Bình Phương năm 2012 và 2015, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khẳng định Nguyễn Bình Phương là dẫn chứng cho một lối đi mới của tiểu thuyết Việt Nam. Văn Nguyễn Bình Phương viết kỹ, câu chữ có những kết hợp khác lạ, rất mới mẻ.

Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương xáo trộn các hiện thực, đưa nhiều cái ảo vào, với lối viết phức tạp đa tuyến đa chiều, buộc người đọc phải theo mình vào một mê cung như cuộc đời. Tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, vì thế, đang kén người đọc, mời gọi độc giả cùng tác giả đi vào một mỹ cảm mới.

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp - viện trưởng Viện Văn học - thì đánh giá cao khả năng tiết chế cao độ của Nguyễn Bình Phương. Nhà văn để toàn bộ câu chuyện hiện lên như nó là, việc nhận diện, lý giải hiện thực là việc của người đọc. Ông trao quyền đánh giá hiện thực cho người đọc, một lối viết tiểu thuyết rất hiện đại.

Cùng nhận định này, nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa gọi đó là lối viết "kể xong rồi đi" (tên một tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương) chứ không phán xét hiện thực.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều thì nói Nguyễn Bình Phương là người công bằng nhất với hiện thực xã hội Việt Nam. Ông bày ra các tầng hiện thực và bạn đọc mỗi người với khả năng của mình đến với từng tầng hiện thực khác nhau, nhiều khi là đi mãi, đi mãi.

Nguyễn Bình Phương và văn chương kiến tạo thực tại - Ảnh 2.

Một vài tác phẩm của nhà văn Nguyễn Bình Phương - Ảnh: T.ĐIỂU

Một quan niệm rất khác về sự viết

Tại tọa đàm, bên cạnh hầu hết những ý kiến đánh giá rất cao vị trí của Nguyễn Bình Phương trong văn học Việt Nam đương đại, nhà văn Phùng Văn Khai lại có đánh giá "không quá ưu ái" đó là: Nguyễn Bình Phương khá quan trọng trong đời sống văn học Việt Nam đương đại nhưng vẫn bị hạn chế là "đập cột dọc rất nhiều". 

Ông Khai so sánh Lê Lựu có nhiều thành tựu hơn Nguyễn Bình Phương và khẳng định tác giả Mình và họ có "vị trí chừng mực trong nền văn học đương đại của chúng ta cũng đang còn rất chừng mực".

Ý kiến này vấp phải các phản biện sau đó. Theo TS Phạm Xuân Thạch, kể từ 1991, có thể nói văn học Việt Nam kết thúc giai đoạn đầu của Đổi mới, Nguyễn Bình Phương bắt đầu xuất hiện từ thời điểm này, và văn chương phải có một kiểu diễn ngôn khác những Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu.

Tương tự, TS Trần Ngọc Hiếu (ĐH Sư phạm Hà Nội) trong chia sẻ riêng với Tuổi Trẻ nhận định Nguyễn Bình Phương nằm trong số những nhà văn có sức viết tốt nhất trong số các nhà văn đương đại, cùng với hai tác giả nữ là Thuận, Nguyễn Ngọc Tư.

Ông Hiếu cho rằng văn học Đổi mới dừng lại khoảng những năm 1991-1992, mang tinh thần văn chương phải nói lên sự thật ở đời. Nhưng đến Nguyễn Bình Phương thì rất khác. 

Từ Vào cõi, Bả giời, Nguyễn Bình Phương nói lên nhiều hiện thực, nhưng không tất yếu có sự thật nào ở trong đó. Một lối viết mà khiến người ta có cảm giác đọc văn để thấy văn chương kiến tạo lên các thực tại, các khả thể thực tại.

"Nguyễn Bình Phương xuất hiện để nói với chúng ta rằng văn học Việt Nam đương đại không nên gọi là văn học Đổi mới nữa vì tên gọi đó đã hết thời hạn để gọi tên những vận động khá đa dạng của văn học từ 1990-1992. Lúc nào cũng nhìn thành tựu văn học chỉ có Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài thì sẽ hơi bất công với mạch chảy của văn học đương đại bây giờ", TS Trần Ngọc Hiếu nói.

"Không dám" dùng từ xuất sắc để nói về Nguyễn Bình Phương nhưng ông Hiếu cho rằng tác giả này đã tạo ra được tác động đối với sự chuyển động của văn học bằng cách đánh dấu một quan niệm rất khác về sự viết, một nhà văn làm bạn đọc nhận ra văn học Việt Nam sau giai đoạn Đổi mới là một thực tại rất khác.

Viết là tìm thấy hay đánh mất?

Phát biểu cảm ơn tại tọa đàm, nhà văn Nguyễn Bình Phương chia sẻ thi thoảng ông cũng đặt cho mình câu hỏi Viết là tìm thấy hay đánh mất?

Đa số ông cho viết là tìm thấy nhưng lắm khi ông cho viết cũng là đánh mất. Viết là nhà văn đã tiết lộ một phần bí mật của mình cho nhiều người biết... Nhưng về căn bản ông thấy viết là tìm thấy nhiều hơn là đánh mất. Ví dụ như ông đã tìm thấy số lượng khiêm tốn độc giả của mình, tìm thấy sự quan tâm của các nhà phê bình.

Nguyễn Bình Phương: Văn học mênh mông như cuộc sống

Nguyễn Bình Phương bắt đầu viết văn từ năm 1986, tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, anh đã trải qua những năm tháng rèn luyện trong quân đội nên có một vốn sống rất phong phú. Một số tiểu thuyết gần đây của anh gây được tiếng vang như Vào Cõi (NXB Thanh Niên 1991), Những đứa trẻ chết già (NXB Văn Học 1994), Người đi vắng (NXB Văn học 1999), Trí nhớ suy tàn (NXB Thanh niên 2000), Thoạt Kỳ Thủy (NXB Hội Nhà Văn 2004).

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar