04/10/2018 14:55 GMT+7

Nguy cơ xe buýt đình trệ

ĐỨC PHÚ - QUANG KHẢI
ĐỨC PHÚ - QUANG KHẢI

TTO - 9/10 hợp tác xã vận tải xe buýt tại TP.HCM vừa đồng ký vào đơn kiến nghị khẩn cấp gửi đến HĐND, UBND TP và các sở ban ngành về khả năng phải ngừng hoạt động nhiều tuyến xe buýt do lâm cảnh nợ nần.

Nguy cơ xe buýt đình trệ - Ảnh 1.

Xe buýt tuyến 18 (Bến Thành - chợ Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM) vắng khách - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong các báo cáo giải trình mà Sở GTVT TP nêu lý do xin bổ sung tiền trợ giá chưa làm rõ được vì sao số chuyến xe buýt giảm, hành khách giảm nhưng vẫn tăng trợ giá

Một cán bộ Sở Tài chính TP.HCM

"Tiếng kêu" này là "giọt nước tràn ly" của quá trình phân bổ tiền trợ giá chưa đầy đủ kéo dài trong nhiều tháng qua...

Thiếu tiền nhiên liệu hàng trăm triệu đồng

Mới đây, Công ty cổ phần Kinh doanh khí miền Nam chi nhánh Đồng Nai vừa phát thông báo truy nợ tiền nhiên liệu khí gas CNG đối với Hợp tác xã (HTX) vận tải 28, tổng số tiền lên đến 685 triệu đồng.

Đây là số tiền nợ nhiên liệu của tháng 7-2018 mà HTX 28 hứa thanh toán nhiều lần nhưng vẫn chưa thực hiện. Trong thông báo, đơn vị cung cấp nhiên liệu yêu cầu HTX 28 phải thanh toán trước ngày 5-10, nếu không sẽ ngừng cấp khí gas cho các .

Đại diện HTX 28 cho biết vừa được Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP "giải cứu" khi cho HTX tạm ứng chi phí hoạt động của tháng 10 để trả tiền nợ nhiên liệu nói trên. Tuy nhiên, HTX vẫn chưa thoát khỏi cảnh nợ nần, đặc biệt là tiền nhiên liệu của tháng 8, tháng 9.

"Với tiền tạm ứng cho hoạt động xe buýt chỉ khoảng 50% từ đầu năm đến nay không đủ chi phí hoạt động. Đến nay, các xã viên gồng gánh bỏ tiền túi bù vào. Hết tiền, rồi phải vay mượn. Nhưng sự việc kéo dài khiến các xã viên không chịu nổi và lâm vào cảnh nợ nần..." - đại diện HTX 28 chia sẻ.

Ông Trần Trọng Thảo - giám đốc HTX Đông Nam, đơn vị hoạt động trên 8 tuyến xe buýt với hơn 150 xã viên - cho biết: "Tình hình hoạt động xe buýt hiện nay rất căng thẳng. Mỗi ngày, tùy theo tuyến có hàng chục trường hợp phải bỏ chuyến vì không còn chi phí đổ nhiên liệu, chi trả nhân viên...".

Việc nhiều xe buýt bỏ chuyến cũng góp phần làm sản lượng hành khách đi xe buýt giảm. 

Chị T., xã viên HTX Đông Nam, than thở: "Do tiền trợ giá nhận được quá ít, chúng tôi phải cầm cự bằng cách cầm cố ngân hàng, vay bên ngoài... Có lúc muốn bán rẻ cả xe buýt nhưng chẳng ai mua".

Nguy cơ xe buýt đình trệ - Ảnh 3.

Xe buýt TP.HCM vắng khách (ảnh chụp ngày 1-10 trên tuyến xe buýt số 24) - Ảnh: HOÀNG ĐÔNG

Nhiều lần thương thảo bất thành

Theo nguyên tắc, căn cứ dự toán phân bổ ngân sách TP trợ giá hoạt động xe buýt năm 2018 là 1.000 tỉ đồng, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP (thuộc Sở Giao thông vận tải TP) ký hợp đồng đặt hàng với các HTX để phân bổ lại tiền trợ giá trên.

Tuy nhiên, qua nhiều lần thương thảo, hợp đồng chính thức giữa ngành giao thông và các HTX vẫn chưa được ký chính thức. Vì vậy, khoản chi phí trợ giá phân bổ về cho các HTX những tháng qua chỉ nhỏ giọt ở mức khoảng 50% của đơn giá tháng 12-2017.

Khoản chi phí này, theo các HTX, không đủ bù đắp hoạt động xe buýt khiến nhiều xã viên phải bỏ tiền túi, mượn, vay nợ để duy trì hoạt động.

Đại diện một HTX cho biết khoảng giữa năm nay, trong lần thương thảo hợp đồng đặt hàng, các HTX có ý kiến với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP về việc hưởng ứng chủ trương nâng chất lượng xe buýt của TP nên nhiều đơn vị đã đầu tư xe mới, xe chạy khí gas thân thiện với môi trường.

Vì vậy, giá trị đầu tư vào xe buýt mới cao hơn rất nhiều so với các xe đã đầu tư trước đó, chưa kể chi phí nhiên liệu, nhân công... đều tăng. Do đó, các HTX đề xuất cách tính trợ giá phải cao hơn năm 2017.

Từ cơ sở này, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đã lập dự toán trình Sở Giao thông vận tải TP kiến nghị UBND TP bổ sung tăng chi phí trợ giá 330 tỉ đồng (nâng tổng chi phí trợ giá năm 2018 lên 1.330 tỉ đồng).

Sở Giao thông vận tải TP đề xuất với UBND TP trong thời gian chờ nguồn kinh phí bổ sung, sở dùng khoản tiền trợ giá 1.000 tỉ đồng chi cho công tác trợ giá từ tháng 1 đến hết tháng 8-2018 theo kế hoạch. Còn từ tháng 9 trở đi sẽ cắt giảm 55% số chuyến/ngày của từng tuyến xe buýt.

Đến tháng 8, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP ký hợp đồng đặt hàng với các HTX cũng trên cơ sở tiền trợ giá đã được bổ sung. Nhiều HTX phấn khởi, tưởng rằng sắp được thanh toán chi phí trợ giá đầy đủ.

Tuy nhiên, đề xuất bổ sung kinh phí của Sở Giao thông vận tải TP bị "bắt giò" vì thực hiện chưa đúng trình tự, quy định, giải trình lý do chưa rõ ràng nên chưa được chấp thuận.

Một cán bộ thuộc Sở Tài chính TP đặt vấn đề: "Theo báo cáo đến tháng 8-2018, công tác giải ngân trợ giá chỉ hơn 40% trong khoảng 1.000 tỉ đồng cho các HTX. Như vậy, tiền ngân sách TP cấp còn dư dả mà tại sao sở lại xin bổ sung?".

Nhận thấy việc xin bổ sung kinh phí chưa được chấp thuận nên Sở Giao thông vận tải và Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP "hủy kèo", đề nghị các HTX thương thảo ký lại hợp đồng đặt hàng trên cơ sở sử dụng ngân sách trợ giá 1.000 tỉ đồng cho cả năm 2018.

Cuộc thương thảo ký lại hợp đồng đặt hàng này diễn ra ngày 27-9, nhưng bất thành do nhiều HTX cho rằng mức trợ giá như trên đã giảm khoảng 25% so với hợp đồng trước đây.

Ngoài ra, theo các HTX, trong lần thương thảo hợp đồng lần 2, việc lập dự toán của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP về mức khoán doanh thu bán vé quá cao.

"Thực tế hành khách đi xe buýt đang có dấu hiệu giảm, khó tăng ở mức 20% so với năm trước mà trung tâm giao khoán cho các HTX" - một xã viên HTX Đông Nam nhận định.

UBND TP đang xử lý vụ việc

Trong văn bản kiến nghị khẩn cấp, các HTX vận tải xe buýt cho rằng trong thời gian chưa ký hợp đồng đặt hàng nên tăng mức tạm ứng tiền trợ giá lên 80% để các đơn vị có thêm chi phí cố gắng duy trì hoạt động.

Trong trường hợp các xã viên không đủ tài chính để tiếp tục duy trì hoạt động, buộc phải ngừng nghỉ, đề nghị Sở GTVT TP không xử phạt...

Nếu các kiến nghị không được giải quyết sớm, các HTX không đảm bảo hoạt động ổn định kể từ sau ngày 15-10 vì nợ nần quá nhiều.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Cao Thanh Bình - phó Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP - xác nhận đơn vị đã nhận được văn bản kiến nghị khẩn cấp của các HTX.

Ông Bình thông tin thêm hiện UBND TP đang xử lý vụ việc này.

TTO - TP.HCM chi hàng ngàn tỉ đồng trợ giá xe buýt mỗi năm, đầu tư ồ ạt xe, nhưng thực tế lại đang đi ngược với kỳ vọng của mọi người: lượng hành khách đang tuột dốc không phanh.

ĐỨC PHÚ - QUANG KHẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Tin COVID-19 'nóng' trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee tăng vọt hơn 65% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5.

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh: Cứu được 3 em, 1 em đã chết

7 học sinh ở Quảng Ninh đi tắm suối bị lũ cuốn trôi, cơ quan chức năng đã cứu sống 3 em, 1 em đã chết, còn 3 em vẫn mất tích.

7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh: Cứu được 3 em, 1 em đã chết

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Công an tỉnh Phú Yên vừa nhận được lá thư cảm ơn từ chị Đoàn Thị Diễm Ni (trú xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) vì đã đưa chị gái về với gia đình an toàn sau khi được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 60.000 dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Giá cát, đá tăng gấp 2-3 lần, chiếm gần nửa chi phí xây dựng khiến hàng ngàn căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nguy cơ dang dở.

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar