04/08/2018 10:21 GMT+7

Làn riêng cho xe buýt nên thí điểm ở những đường rộng

TRẦN VĂN TƯỜNG - NGỌC ẨN
TRẦN VĂN TƯỜNG - NGỌC ẨN

TTO - Bố trí làn riêng cho xe buýt góp phần giảm kẹt xe cho TP.HCM. Đây là chủ trương đúng, lẽ ra nên làm từ lâu. Còn có mang lại hiệu quả hay không, có lẽ ở cách thức thực hiện.

Làn riêng cho xe buýt nên thí điểm ở những đường rộng - Ảnh 1.

Xa lộ Hà Nội, mỗi lần vào trạm là mối nguy hiểm với xe máy. Cần tổ chức làn riêng cho xe buýt ở những đường rộng, nhiều làn xe như đường này - Ảnh: Q.ĐỊNH

Chọn những tuyến đường đông xe nhất để thí điểm làn riêng cho xe buýt, điều này khó khả thi. Trước đây TP.HCM từng thí điểm làn riêng cho xe buýt ở đường Trần Hưng Đạo, sau đó phải dừng lại. Cần xem lại nguyên nhân việc này trước khi tổ chức thí điểm ở đường khác.

Có bảy tuyến xe buýt hoạt động trên đường Điện Biên Phủ, chín tuyến xe buýt hoạt động trên đường Võ Thị Sáu. 

Hai tuyến đường này thường xảy ra kẹt xe vào giờ cao điểm, nhất là tại các nút giao có đèn tín hiệu. Nếu dành 1/3 cho xe buýt, chắc chắn sẽ ùn tắc trên phần đường còn lại, và xe máy lại lấn sang cả làn đường dành cho xe buýt hoặc leo vỉa hè.

Thiết nghĩ, nên chọn những đường rộng lớn, nhiều tuyến xe buýt lưu thông để bố trí làn đường riêng. Khi thành công sẽ thêm các tuyến đường khác.

Xa lộ Hà Nội rất rộng, có nơi 12 làn xe. Có lần tôi thấy trên đoạn đường ngắn có hơn chục chiếc xe buýt số 6, 8, 10, 12, 30, 53, 56, 57, 104, 150, 603, 604... Mỗi lần xe buýt tấp vào trạm hay trở ra đều cắt ngang dòng xe máy.

Vướng xe máy, tài xế xe buýt thắng gấp liên tục làm hành khách trên xe nhào về trước, mệt mỏi vì bị xóc. Lắm lúc xe buýt phải bấm còi inh ỏi làm nhiều người đi xe máy giật mình, loạng choạng. Xe buýt vào ra liên tục gây nguy hiểm cho người đi xe máy.

Theo tôi, tùy từng tuyến đường mà nên có làn riêng hoặc là ưu tiên cho xe buýt. Với tuyến đường theo các hướng trục hoặc rộng hơn 10 làn xe, nhiều tuyến xe buýt thì nên dành làn riêng bằng dải phân cách cứng như: xa lộ Hà Nội, Trường Chinh, Cộng Hòa, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt...

Đoạn đường hẹp hơn có từ bốn làn xe trở lên thay vì làn riêng thì có thể chỉ làm làn ưu tiên cho xe buýt như đường Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Nguyễn Đình Chiểu...

Khác với làn đường chỉ dành riêng, làn ưu tiên vẫn có thể sử dụng cho các loại phương tiện khác cùng lúc lưu thông nhưng phải nhường đường mỗi khi có xe buýt, khi có yêu cầu hoặc vào các giờ cao điểm. Như vậy sẽ tận dụng tối đa diện tích mặt đường trong lúc không có xe buýt lưu thông.

Bố trí làn đường riêng và ưu tiên cho xe buýt là điều khó khăn, nhất là ở nội thành đường hẹp, xe đông. Muốn xe buýt thu hút nhiều người dân, nên có thêm những kế hoạch mang tính lâu dài. 

Trong quá trình quy hoạch, mở rộng hay nâng cấp công trình giao thông cần hướng đến thiết kế làn đường riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt.

Không để xe buýt "bơi" trong "rừng" xe máy

TP.HCM từng tổ chức làn riêng cho xe buýt ở đường Trần Hưng Đạo và vài tuyến đường khác nhưng đã phải dừng. Vì sao?

Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Lê Trung Tính - nguyên trưởng phòng quản lý vận tải Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện là chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM. Ông Tính cho biết:

- Một nguyên tắc cơ bản được các nước áp dụng là phương tiện nào chở được nhiều người thì được ưu tiên lưu thông trên đường. Theo đó, xe buýt là phương tiện công cộng, chở nhiều người nên cần ưu tiên cho xe lưu thông, thay vì để xe buýt "tự bơi" trong rừng xe máy, ôtô.

Với quan điểm trên, TP.HCM từng tổ chức làn đường cho xe buýt được ưu tiên lưu thông trên đoạn tuyến Trần Hưng Đạo B (Q.5) vào năm 2003 và được mở rộng qua các tuyến Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn trước công viên Tao Đàn), Võ Văn Tần và Nguyễn Kiệm...

Tuy nhiên sau đó lần lượt bị bỏ do các công trình đào đường lắp đặt công trình ngầm đã dựng các "lô cốt" khắp thành phố. Riêng tuyến xe buýt có làn đường ưu tiên trên đường Trần Hưng Đạo B tiếp tục hoạt động đến năm 2011 cũng dừng do có nhiều ý kiến không đồng tình như xe chạy ngược chiều trên đoạn đường một chiều, một số hộ dân buôn bán ở hai bên đường không đồng ý...

Trước thực tế tình trạng kẹt xe ở TP.HCM dẫn đến việc xe buýt trễ chuyến, việc đề xuất thí điểm làn riêng cho xe buýt trên trục Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu là tín hiệu đáng phấn khởi.

Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ vì sẽ tạo điều kiện cho các tuyến xe buýt ở khu vực này: tăng tốc độ vận doanh, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí đi lại và thu hút khách đi xe buýt ngày một nhiều hơn.

Giai đoạn đầu, nếu chưa tổ chức làn đường riêng thì dành một làn ưu tiên cho xe buýt. Nghĩa là các loại phương tiện khác phải né và nhường đường cho xe buýt.

Về lâu dài, cần dành hẳn một làn đường riêng cho xe buýt như tuyến xe buýt nhanh ở Hà Nội.

Tiến tới một bước nữa là tổ chức đèn tín hiệu giao thông ưu tiên cho xe buýt khi qua giao lộ và tạo thành "làn sóng xanh" để xe buýt đi xuyên suốt, chỉ phải dừng đón/trả khách tại các trạm chứ không phải dừng chờ đèn tín hiệu.

TTO - Sở Giao thông vận tải TP.HCM đang nghiên cứu tổ chức làn đường riêng cho xe buýt trên một số tuyến đường ở TP.

TRẦN VĂN TƯỜNG - NGỌC ẨN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Miền Tây bước vào mùa mưa, cũng là lúc những con đường trong TP Trà Vinh - nơi được mệnh danh là "thành phố cây xanh" - lại được nhuộm vàng bởi những cánh sao đen, phủ kín vỉa hè và cả lòng đường.

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập tỉnh, cán bộ muốn được làm việc tại tỉnh Hậu Giang trong 3 năm đầu, đồng thời được hỗ trợ nhà ở công vụ, mua nhà ở xã hội.

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Chiếc xe hơi 7 chỗ mang biển số tỉnh Tây Ninh đậu bên đường Phạm Ngọc Thảo (quận Tân Phú, TP.HCM) suốt khoảng một năm nay chưa ai tới lấy.

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Mỗi lần mưa lớn, người dân lại thấp thỏm đi qua hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức). Dù từng được lý giải nguyên nhân và hứa khắc phục, nhưng những ngày gần đây tình trạng ngập vẫn tái diễn.

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Những đàn bò thả rông thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến đường chính tại khu công nghiệp ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar