31/08/2016 16:17 GMT+7

​Nguy cơ ngộ độc do sử dụng côn trùng làm thức ăn

Nguồn: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y Tế
Nguồn: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y Tế

Côn trùng là những động vật không xương sống, phân bố rộng rãi nhất trên trái đất với hơn 1 triệu loài đã được mô tả (chiếm hơn một nửa tổng số tất cả các loài sinh vật sống mà con người đã biết) ở gần như tất cả các môi trường sống.

Ở nhiều nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn có từ lâu, khá phổ biến như cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây…. Thậm chí, côn trùng còn được chế biến thành những món ăn đặc sản (bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên…). 

Tuy nhiên, việc sử dụng  côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.

Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là: buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lo mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể tử vong. Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và cơ địa người ăn (người già, có uống rượu, phụ nữ có thai, trẻ em... thường bị nặng).

Nguyên nhân các vụ ngộ độc trên là do sử dụng côn trùng đã chết sinh ra độc tố; côn trùng bị nhiễm nấm độc; côn trùng chứa nhựa cây độc như cây Cọc rào, cây Cỏ lào, thầu dầu tía… (chứa nhóm Alcaloit, nhóm Glucozit…) hoặc các chất tiết có độc tố không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; côn trùng có nhiều protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm để chế biến thức ăn.

Việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn, tâm lý chủ quan khi lựa chọn côn trùng lạ để “thử nghiệm” theo kinh nghiệm “đồn thổi” để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu…) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng… đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn. 

Hiện nay khi chưa có các nghiên cứu sâu, đầy đủ về côn trùng sử dụng trong chế biến thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:

1. Tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

2. Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

3. Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y Tế

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: côn trùng ngộ độc

Tin cùng chuyên mục

Khai trương trạm Mì Acecook đầu tiên tại Ministop

Khai trương trạm Mì Acecook đầu tiên tại Ministop

Khai trương trạm Mì Acecook đầu tiên tại Ministop

Phát triển robot bóng bàn với tiềm năng ứng dụng vượt trội

Các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa phát triển thành công một cánh tay robot có khả năng đánh bóng bàn với độ chính xác và tốc độ cao.

Phát triển robot bóng bàn với tiềm năng ứng dụng vượt trội

Mỹ cấp phép cho bộ xét nghiệm HPV tại nhà

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho bộ xét nghiệm ung thư cổ tử cung đầu tiên có thể thực hiện tại nhà.

Mỹ cấp phép cho bộ xét nghiệm HPV tại nhà

Nguy cơ lây lan vi khuẩn kháng thuốc từ việc giặt đồng phục y tế tại nhà

Kết quả cho thấy có tới 50% số máy giặt không khử khuẩn được quần áo trong chu trình giặt nhanh, và thậm chí 1/3 số máy giặt không đạt hiệu quả làm sạch đủ trong chu trình giặt tiêu chuẩn.

Nguy cơ lây lan vi khuẩn kháng thuốc từ việc giặt đồng phục y tế tại nhà

Trải nghiệm du thuyền quốc tế từ TP.HCM đến Singapore cùng StarCruises

Với lịch khởi hành đặc biệt từ TP.HCM vào tháng 6 tới, StarCruises - thương hiệu du thuyền hàng đầu châu Á - hứa hẹn mang đến một hành trình nghỉ hè 2025 đáng nhớ khám phá Singapore trong 5 ngày 4 đêm.

Trải nghiệm du thuyền quốc tế từ TP.HCM đến Singapore cùng StarCruises

Hội nghị khoa học ‘Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch năm 2025’

Trong hai ngày 9 và 10-5, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) tổ chức hội nghị khoa học thường niên về tim mạch với chủ đề “Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch năm 2025” (NTCC 2025).

Hội nghị khoa học ‘Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch năm 2025’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar