24/04/2015 09:46 GMT+7

​Nguy cơ che khuất tháp Bà Ponagar Nha Trang

PHAN SÔNG NGÂN
PHAN SÔNG NGÂN

TT - Khu tháp nổi tiếng tháp Bà Ponagar Nha Trang - Khánh Hòa này bị một số công trình nhà ở, khách sạn che khuất tầm nhìn từ nhiều góc độ...

Một khách sạn cao tầng đã được xây dựng “sánh vai” với tháp Bà Ponagar Nha Trang - Ảnh: Phan Sông Ngân

Tháp Bà Ponagar Nha Trang từ lâu đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Thế nhưng hiện nay khu tháp nổi tiếng của vùng đất Nha Trang - Khánh Hòa này đã bị một số công trình nhà ở, khách sạn che khuất tầm nhìn từ nhiều góc độ...

Nếu không chấn chỉnh việc quản lý quy hoạch, kiến trúc, ngăn chặn kịp thời các trường hợp tiếp tục cho xây dựng nhiều công trình cao tầng xung quanh khu vực tháp Bà Ponagar thì chẳng bao lâu nữa, cả khu tháp sẽ chìm dưới đáy các công trình cao tầng xây bao vây xung quanh tháp Bà Ponagar
Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa
NGUYỄN VĂN LỘC

Theo chủ tịch Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa Nguyễn Văn Lộc - thành viên trong cuộc khảo sát thực tế tại tháp Bà Ponagar, “hiện nay đứng trên tháp Bà Ponagar nhìn xuống thì toàn bộ hướng nhìn ra khu vực bờ biển vịnh Nha Trang, từ đầu cầu Trần Phú đến vùng biển thuộc di tích Hòn Chồng - Hòn Đỏ nằm trong vịnh này đều đã bị che khuất.

Ngược lại, từ bờ biển và công viên tại khu vực vừa nêu nhìn vào thì cả khu tháp Bà Ponagar cũng bị che khuất hoàn toàn, chẳng còn trông thấy tháp đâu”. Cũng theo ông Lộc, có khách sạn đã xây cao ngất bên đường Bờ Kè mới mở dọc bờ bắc sông Cái Nha Trang và chắn ngay trước mặt tháp Bà Ponagar trông rất chỏi và khó chịu.

“Cả khu khách sạn, căn hộ đang xây đồ sộ với quy mô cao tới 48 tầng của Mường Thanh, nằm ngay khu tam giác công viên tại đầu phía nam của cầu Trần Phú, mai mốt xây xong cũng sẽ che khuất luôn cả góc nhìn đẹp từ tháp Bà Ponagar ra khu bãi biển cong cong của vịnh Nha Trang” - ông Lộc nói.

Song với những trường hợp công trình vừa nêu, ông Lộc cho biết lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa thừa nhận đó là chuyện “gạo đã nấu thành cơm” nên rất khó để sửa đổi.

Từ tháng 3-2015, trong cuộc họp bàn việc quản lý quy hoạch, kiến trúc bảo vệ cảnh quan quần thể khu di tích này, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa đã có kết luận thừa nhận: “Một số công trình nhà ở, khách sạn xây dựng tại khu vực xung quanh đã làm che khuất tháp Bà Ponagar nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, cũng như tầm nhìn cảnh quan bị hạn chế khi quan sát từ tháp Bà Ponagar”.

Với thực trạng trên, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu: “Cần phải xác định phạm vi, thiết lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc để kiểm soát đối với khu vực xung quanh tháp Bà Ponagar, đảm bảo sự phát triển đô thị bền vững đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử tháp Bà Ponagar”.

UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng Khánh Hòa chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án quản lý chiều cao các công trình xây dựng xung quanh quần thể di tích tháp Bà Ponagar.

Ông Trần Đình Dũng - giám đốc Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh Khánh Hòa - cho biết: “Tuy muộn nhưng nếu thực hiện được việc quản lý quy hoạch, kiến trúc đối với các khu vực xung quanh tháp Bà Ponagar như UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai, để bảo vệ cảnh quan di tích tháp Bà Ponagar hiện nay, muộn vẫn còn hơn không...”.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, di tích tháp Bà Ponagar là quần thể công trình có giá trị nghệ thuật đặc sắc và là điểm nhấn về cảnh quan kiến trúc trong khu vực cửa sông Cái hướng tầm nhìn rộng ra vịnh Nha Trang.

Tháp Bà Ponagar là điểm du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong, ngoài nước và góp phần đáng kể trong sự phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa.

Hiện nay, theo đề xuất đã được UBND tỉnh chấp thuận, Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa đang xây dựng thí điểm dựng phối cảnh tháp Bà Ponagar và các khu vực phụ cận theo nhiều góc nhìn bằng công nghệ 3D - video clip để làm tư liệu nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch tổng thể mặt bằng, tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan quần thể tháp Bà Ponagar đảm bảo mỹ quan và phù hợp với công năng sử dụng nhằm góp phần ngăn chặn nguy cơ che khuất khu di tích tháp Bà Ponagar Nha Trang.

PHAN SÔNG NGÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar