24/10/2017 10:24 GMT+7

Nguồn lực phát triển từ liêm chính

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Quyết liệt chống tham nhũng và xây dựng nền công vụ liêm chính giúp "Niềm tin thị trường đã tăng lên mạnh mẽ".

Nguồn lực phát triển từ liêm chính - Ảnh 1.

Báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Quốc hội cho thấy số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng kỷ lục: lần đầu tiên sau nhiều năm, cả 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội thường niên được dự báo đạt và vượt mức kế hoạch...

Để đạt được kết quả này, có một nguyên nhân còn ít được phân tích, đó là việc đẩy mạnh chống tham nhũng và hướng đến một nền công vụ liêm chính.

"Bây giờ là 1 giờ 19 phút chiều, tôi muốn nói tới tinh thần chuyển lời nói thành hành động. Hôm nay, người ta nói rất nhiều về thanh tra, kiểm tra chồng chất. Tôi đã yêu cầu các cơ quan xây dựng ngay một chỉ thị là không được thanh tra, kiểm tra 1 năm quá 1 lần".

Đó là phát ngôn hết sức ấn tượng của Thủ tướng khi ông ký ban hành chỉ thị số 20 ngay tại cuộc đối thoại với hơn 2.000 doanh nghiệp, ngày 17-5-2017. Ông cũng yêu cầu các bộ rà soát để cắt giảm các điều kiện, thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, làm ăn.

Những việc làm trên nằm trong chuỗi hành động từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển. Liêm chính, hành động cũng được thể hiện dứt dạt bằng các yêu cầu của Thủ tướng như: chấm dứt biếu xén bao thư, quà tết, cấp dưới không phải đến nhà cấp trên; các kế hoạch, nhiệm vụ phải được triển khai sớm, không để "tháng giêng là tháng ăn chơi"...

Năm 2017 cũng đánh dấu những kết quả ấn tượng trong công tác chống tham nhũng, xử lý sai phạm, kỷ luật cán bộ, công chức, đúng như khẳng định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là "không có vùng cấm" và thể hiện qua hình ảnh "củi tươi bỏ vào lò cũng phải cháy".

TTO - Năm 2016, người dân rất hào hứng khi Chính phủ nhiệm kỳ mới truyền đi thông điệp mạnh mẽ về xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động.

Vậy quyết liệt chống tham nhũng và xây dựng nền công vụ liêm chính tác động như thế nào đến các chỉ số kinh tế - xã hội? Câu trả lời đã được chính người đứng đầu Chính phủ nhận định: "Niềm tin thị trường đã tăng lên mạnh mẽ". 

Niềm tin chính là thứ mà các doanh nghiệp, người dân thiếu nhất, cảm thấy nản nhất, thất vọng nhất khi phải sống trong một nền hành chính nhiêu khê, nhũng nhiễu với nhiều khoản chi phí không chính thức, chi phí "dưới gầm bàn".

Khi niềm tin được khôi phục dần, doanh nghiệp cũng yên tâm hơn trong đầu tư, kinh doanh. Điều này giải thích vì sao trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng trong 9 tháng qua lại có gần 94.000 doanh nghiệp thành lập mới.

Tín hiệu trên là đáng mừng. Nhưng đó mới chỉ là kết quả bước đầu. Khôi phục niềm tin đã khó, giữ được và bồi đắp lên còn khó bội phần.

Nếu như liêm chính và chống tham nhũng tạo nên tiền đề xây dựng lòng tin, thì kiến tạo phải trở thành động lực thúc đẩy. 

Tại kỳ họp Quốc hội này, cử tri có lý do để chờ đợi những đột phá được tạo ra như việc sửa đổi, bổ sung Luật phòng chống tham nhũng; kết quả giám sát tối cao về cải cách bộ máy và tinh giản biên chế; việc xem xét, quyết định Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt...

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar