16/03/2018 12:47 GMT+7

Người Việt chi bạo cho du lịch: Đến Nhật để mua nồi cơm điện

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - Không lo hàng giả, không bị chặt chém, người Việt đến Hàn Quốc chi mạnh để mua sâm, qua châu Âu mua đồ hiệu, sang Nhật mua nồi cơm điện giá 18 triệu...

Người Việt chi bạo cho du lịch: Đến Nhật để mua nồi cơm điện - Ảnh 1.

Nhật Bản là một trong những điểm đến ưa chuộng nhất của người Việt. Trong ảnh: nhóm du khách Việt tham quan đền Naritasan tại Tokyo - Ảnh: T.T.D.

Sau khi công bố tour mới cho hè 2018 với tuyến Azerbaijan - Goergia 7 ngày 6 đêm, giá tour từ 43 triệu đồng/người trở lên, Công ty du lịch Vietravel phải tăng thêm số tour khởi hành so với dự kiến do số người đến đặt tour "ngay và luôn" rất đông.

Ông Trần Đoàn Thế Duy, phó tổng giám đốc Vietravel, cho biết các công ty du lịch phải luôn tung ra những sản phẩm mới, cung đường mới bởi người Việt đi du lịch rất nhanh chán, thích đi tour mới, ít quay trở lại những nơi đã đi.

“Giá tour có thể vài chục triệu như tour đi châu Âu khoảng 40-60 triệu đồng, đi New Zealand 60-70 triệu đồng... nhưng số tiền mua sắm của khách bao giờ cũng cao hơn nhiều so với tiền tour

Ông Jimmy Vũ (giám đốc tiếp thị Benthanh Tourist)

Đua nhau xuất ngoại

Trong năm 2017, ngoài những tour sang các quốc gia trong khu vực ASEAN, lượng khách mua tour của doanh nghiệp này đi Đài Loan (Trung Quốc) tăng đến 170%, khách đi tour Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tăng trên 30%.

Ông Trần Thế Dũng, phó tổng giám đốc Fiditour, cũng cho biết trong những năm gần đây, lượng người Việt đi đăng ký qua doanh nghiệp này ngày càng tăng, với mức tăng trung bình khoảng 25-30% so với năm trước.

Các thị trường được xem là "đắt đỏ" như Mỹ, châu Âu, Úc... tỉ lệ khách tại các công ty tăng trung bình khoảng 30%/năm.

Số liệu của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO) cũng cho biết khách Việt tới Hàn Quốc trong năm 2017 đạt hơn 330.000 lượt, tăng gần 30% so với năm trước đó, đứng thứ 8 trong số các thị trường có khách tới thăm Hàn Quốc.

Theo các công ty du lịch, tâm lý hướng ngoại, mong muốn khám phá nền văn hóa khác biệt, giá tour phù hợp, địa điểm tham quan phong phú, ít xảy ra tình trạng "chặt chém", đặc biệt trong mùa cao điểm, chính sách visa ngày càng thông thoáng... là những yếu tố khiến tầng lớp người Việt có tiền ưu tiên chọn các tour du lịch nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thừa nhận so với du lịch nội địa, tour nước ngoài hấp dẫn do dịch vụ tốt, nhiều chương trình vui chơi, giải trí, mua sắm mà giá tour tương đối ổn định, ít tăng giá theo mùa vụ.

Người Việt chi bạo cho du lịch: Đến Nhật để mua nồi cơm điện - Ảnh 3.

Nhóm khách gia đình người Việt thăm ngôi làng của người cổ dài ở Chiang Mai (phía tây bắc Thái Lan) - Ảnh: T.T.D.

Ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt, cho biết khách Việt luôn nằm trong top những khách hàng tiềm năng của các nước trong khu vực vì thường chi hơn 1.000 USD/người mua sắm tại các thị trường Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan... 

Bạo chi cho du lịch

Mức chi tiêu sẽ cao hơn rất nhiều nếu du khách đi tour tại các nước châu Âu, trong đó không ít khách "đánh" hàng về bán.

Khảo sát của Nielsen cũng cho thấy gần một nửa những người Việt mua sắm online đã chọn dịch vụ của nước ngoài, trong đó dịch vụ du lịch xếp thứ 4 trong các ngành mà người Việt tìm kiếm từ nước ngoài.

Theo ông Trần Thế Dũng, khảo sát của doanh nghiệp này cho thấy mức chi tiêu trong quá trình đi tour của khách Việt hiện bình quân khoảng 800 - 900 USD/khách, thậm chí lên đến 1.200 - 1.500 USD/người với những thị trường cao cấp, tăng mạnh so với mức chi khoảng 500 USD/khách cách nay 3 năm.

Ngoài việc các dịch vụ tour tại nước ngoài có chất lượng ổn định và giá hợp lý, du khách Việt mạnh tay chi tiêu mua sắm còn bởi các mặt hàng ngoại thường có giá rẻ hơn khi vào Việt Nam, không lo hàng giả.

Người Việt chi bạo cho du lịch: Đến Nhật để mua nồi cơm điện - Ảnh 4.

Nguồn:VISA - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Với hơn 8 năm kinh nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch, anh Nguyễn Ngọc Hùng cho biết phần lớn người Việt thích chụp hình "check in" để chứng minh rằng mình đã đến đó, hoặc tìm những nơi đông vui, có mua sắm, ẩm thực và ít đi bộ càng tốt, rất ngại vận động.

Đến Nhật Bản du lịch để mua nồi cơm điện

"Trong một số tour, chúng tôi có tổ chức những đoạn đường đi bộ khám phá, chỉ cần hơi dốc hay đường khó một chút là khách phàn nàn ngay. Trong khi đó, tour du lịch nào không thiết kế mua sắm hay vì một lý do nào đó khách không mua được hàng, chúng tôi sẽ bị phàn nàn dữ dội" - anh Hùng nói.

Nhiều món hàng ở Việt Nam không thiếu nhưng khách Việt vẫn mua với tâm lý "mua tận gốc và có món hàng đem về".

Chẳng hạn, khi sang Nhật, khách Việt thường mua hàng điện tử nội địa như nồi cơm điện, bàn ủi... dù hàng điện tử Nhật dùng điện áp 110V nhưng nhiều khách sẵn sàng bỏ ra 15-18 triệu để mua một nồi cơm điện.

Có đoàn khách Việt sang Nhật tìm mua bằng được nắp bồn vệ sinh thông minh dù sản phẩm này không thiếu tại Việt Nam, với giá mềm hơn.

"Có người vào siêu thị lấy gần 30 cái làm tôi không biết sắp xếp thế nào" - anh Hùng cho biết.

Theo ông Jimmy Vũ - Giám đốc tiếp thị Benthanh Tourist, kinh nghiệm nhiều năm dẫn tour cho thấy người Việt đi du lịch mua sắm thường mua quần áo khuyến mãi, mỹ phẩm...

Nếu đi châu Âu sẽ mua hàng hiệu như LV, Hermes... dù các cửa hàng này đều giới hạn khách hàng, phải xếp hàng chờ đợi nhưng họ vẫn kiên nhẫn.

Nếu đi Mỹ, sau khi "lọt" vào các outlet, kiểu gì khách cũng phải mua thêm vali để đem hàng về, mỹ phẩm, quần áo, giày dép. Sang Hàn Quốc, khách Việt sẽ mua sâm như mua... củ cải. Đến Úc, khách Việt tập trung mua mật ong, thực phẩm chức năng, mua collagen...

Phần lớn du khách Việt có tâm lý đã đi nước ngoài là phải mua sắm, dù nhiều khi mua về cũng không hẳn để xài. Do đó, khi thiết kế các tour du lịch nước ngoài cho khách, các công ty thường phải tính đến vài địa điểm mua sắm trở lên.

TTO - Trong mùa cao điểm Tết Nguyên đán 2018, khách xuất ngoại đón Tết chiếm 60% tổng lượng khách đăng ký tour.

NHƯ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Sầu riêng Việt Nam đang có cơ hội vươn xa, nhưng nếu mở rộng vùng trồng thiếu kiểm soát đồng bộ về năng lực sản xuất và chất lượng sẽ là rủi ro lớn cho thương hiệu quốc gia đang dần được gây dựng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Ông Trần Lưu Quang - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương - nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình hợp tác '3 nhà' (nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​

Lực lượng chức năng tỉnh Long An phát hiện hơn 11.800 lon sữa bột nhiều nhãn hiệu như Z1000 Gold+, Sanaki Grow IQ Plus (Sun), Gold 1+... không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​

Thủ tướng: Khẩn trương nghiên cứu chính sách đánh thuế bất động sản với đất, nhà ở không sử dụng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh như vậy tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp về tình hình thị trường bất động sản vào chiều 24-5.

Thủ tướng: Khẩn trương nghiên cứu chính sách đánh thuế bất động sản với đất, nhà ở không sử dụng

Cần đảm bảo chất lượng yến sào phục vụ người dân

Ngày 24-5, Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết và vinh danh doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu năm 2024 với chủ đề 'Kết nối cộng đồng - Nâng tầm thương hiệu yến Việt' tại Tiền Giang.

Cần đảm bảo chất lượng yến sào phục vụ người dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar