14/02/2025 11:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người Ukraine sụp đổ niềm tin sau điện đàm Trump - Putin

Cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin đã thổi bùng lên sự giận dữ và cảm giác bị phản bội của người dân Ukraine, khiến họ lo sợ cho tương lai quê hương.

Người dân Ukraine sốc nặng sau điện đàm của ông Trump với ông Putin - Ảnh 1.

Ukraine hiện phải đối mặt với thách thức lớn sau cuộc trao đổi giữa ông Trump và ông Putin hôm 12-2 - Ảnh: REUTERS

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 12-2 đã không chỉ làm dấy lên lo ngại về tương lai của Ukraine, mà còn khoét sâu vào lòng người dân Ukraine cảm giác phẫn nộ và bị phản bội.

Niềm tin sụp đổ sau cuộc điện đàm

Điều đầu tiên mà Olena Litovchenko - một công dân Ukraine - nghĩ đến khi nghe tin Tổng thống Trump đã có cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Putin vào tối hôm 12-2 rằng có lẽ đã đến lúc cô nên rời khỏi quê hương mình.

"Cảm giác như Ukraine đang bị phản bội. Tôi đã rất tức giận", cô nói. Suốt ba năm xung đột diễn ra, cô vẫn chọn ở lại đây với một niềm tin rằng đất nước mình sẽ giành chiến thắng. Thế nhưng giờ đây, cô nghĩ Kiev đang ở bên bờ vực của việc thua trận.

Không chỉ mình Litovchenko cảm thấy vậy khi trong cuộc phỏng vấn với nhiều người dân Kiev của báo Guardian, họ đều bộc lộ chung suy nghĩ và lo lắng cho tương lai của quốc gia.

Kể từ khi ông Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ vào hôm 20-1 và hứa hẹn sẽ chấm dứt chiến sự giữa Matxcơva và Kiev sớm nhất có thể, không ít người Ukraine vẫn giữ cho mình hy vọng rằng: biết đâu ông ta sẽ bất ngờ trao cho Ukraine quyền tự do tấn công Nga, trái ngược với chính quyền ông Biden vốn luôn kêu gọi thận trọng và lo ngại nguy cơ leo thang xung đột.

Hoặc lỡ như sự hỗn loạn trong cách hành xử của ông Trump có thể tạo ra một sự kiện bất ngờ, xoay chuyển cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho Ukraine thì sao?

Nhưng tất cả đã bị dập tắt kể từ sau cuộc điện đàm riêng giữa ông Trump và ông Putin. Tổng thống Mỹ đã thẳng thừng bác bỏ khả năng Ukraine là đối tác bình đẳng trong các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột, thậm chí còn ám chỉ rằng Nga có thể có quyền giữ lại một số vùng lãnh thổ đã chiếm được vì “họ đã giành được nhiều đất đai và họ cũng đã chiến đấu để có được nó".

Và như thể mọi chuyện chưa đủ tồi tệ cho Kiev, ông Trump thẳng thắn bày tỏ muốn thu hồi số tiền viện trợ mà Mỹ đã gửi cho Ukraine trong suốt ba năm qua.

Hy vọng mong manh gió sẽ đổi chiều

Trong một bài viết trên trang tin Evropeiska Pravda, nhà bình luận Oleh Pavlyuk nhấn mạnh rằng ông Trump đã phá vỡ hai nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Ukraine từ trước đến nay: đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với Kiev trước bất kỳ cuộc đối thoại nào với Điện Kremlin, và nhấn mạnh Ukraine phải tự quyết định khi nào và như thế nào để tiến hành đàm phán hòa bình.

"Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng và tức giận. Không hề có sự chắc chắn nào cuộc chiến này sẽ kết thúc theo hướng có lợi cho Ukraine, vì ông Trump không hề xem chúng tôi là một bên đàm phán ngang hàng", anh Oleskii, một công dân Ukraine, thể hiện bức xúc.

Người dân Ukraine sốc nặng sau điện đàm của ông Trump với ông Putin - Ảnh 2.

Tổng thống Ukraine Zelensky cũng đã có cuộc điện đàm với ông Trump trong ngày 12-2 - Ảnh: REUTERS

Anh Serhii, một binh sĩ 39 tuổi, có quan điểm trái chiều về các cuộc đàm phán hòa bình. Anh lo ngại rằng một thỏa thuận bất lợi cho Ukraine sẽ chỉ giúp Nga có thêm thời gian tái tổ chức và tấn công trở lại sau vài năm.

"Mọi người đều hiểu rằng nếu không có gì thay đổi, ông Putin sẽ lại tấn công", anh nói. "Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng phải đàm phán, nhưng phải theo điều kiện của Ukraine. Nếu không, chúng tôi đã chiến đấu vì điều gì? Những người lính đã hy sinh vì cái gì? Tại sao dân thường lại phải chết?".

Trong khi đó, một số người khác lại đặt hy vọng vào bất kỳ hình thức hòa bình nào, tin rằng nó vẫn tốt hơn việc tiếp tục chiến tranh. 

Roman, một đầu bếp 20 tuổi, cho rằng việc ông Trump gọi điện cho Nga là điều dễ hiểu và lẽ ra nên diễn ra sớm hơn.

"Tôi mừng vì các bên đã bắt đầu tìm được tiếng nói chung, nhưng tôi lo lắng về cái giá mà Ukraine phải trả", anh bày tỏ.

Giữa bầu không khí u ám của Kiev, vẫn có người giữ cho mình hy vọng rằng ông Trump có thể thay đổi lập trường của mình về cuộc xung đột này.

"Ông Trump hoàn toàn khó đoán. Hôm nay ông ta nói thế này, ngày mai lại khác. Điều quan trọng nhất với ông Trump là cái tôi của ông ta. Biết đâu khi thấy mọi người nói rằng ông ta đã bị Tổng thống Putin qua mặt, ông ta sẽ tức giận và đổi ý. Ít nhất chúng tôi vẫn còn có thể hy vọng", một sĩ quan quân đội Ukraine chia sẻ.

Sau điện đàm Mỹ - Nga: Còn nhiều kịch tính

'Giờ đã điểm!', 'Băng đã động' là những bình luận vedette về cuộc điện đàm đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump với ông Putin ngày 12-2, gây náo động chính trường thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt - Pháp tăng cường hợp tác

Hôm nay (25-5), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân dự kiến đến Việt Nam - điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du ba nước Đông Nam Á. Chuyến thăm diễn ra sau khi hai nước nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 10-2024.

Việt - Pháp tăng cường hợp tác

Tin tức thế giới 25-5: Ông Trump nói Mỹ đang sản xuất nhiều tên lửa siêu vượt âm

Mưa gây ngập lụt nghiêm trọng ở Thái Lan, sân bay phải khuyến cáo hành khách về lịch bay; Triều Tiên bắt 3 người trong sự cố hạ thủy tàu chiến.

Tin tức thế giới 25-5: Ông Trump nói Mỹ đang sản xuất nhiều tên lửa siêu vượt âm

Lãnh đạo các nước chia buồn nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Lãnh đạo các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia, Cuba, Nga khẳng định nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là nhà lãnh đạo tiêu biểu của Việt Nam, đã có nhiều đóng góp trong xây dựng đất nước và quan hệ hữu nghị với các nước.

Lãnh đạo các nước chia buồn nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Malaysia chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, bắt đầu chuyến thăm và dự các hội nghị cấp cao

Tối 24-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thủ đô Kuala Lumpur bắt đầu chuyến thăm chính thức Malaysia và dự các hội nghị cấp cao.

Malaysia chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, bắt đầu chuyến thăm và dự các hội nghị cấp cao

Syria truy nã... 8 triệu người

Ngày 24-5, Damascus tiết lộ có hơn 8 triệu người Syria đã bị các cơ quan tình báo và an ninh dưới thời nhà cầm quyền lâu năm Bashar al-Assad - người đã bị lật đổ vào tháng 12 năm ngoái - truy nã.

Syria truy nã... 8 triệu người

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN

Tối 24-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội để đến Malaysia, thăm chính thức nước này và dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar