15/05/2024 08:19 GMT+7

Người trẻ Hàn Quốc không cần có con sau khi kết hôn

Một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cứ 10 người trẻ Hàn Quốc thì 6 người nói rằng ngay cả khi kết hôn, họ cũng không cần sinh con.

Một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cứ 10 người trẻ Hàn Quốc thì 6 người nói rằng ngay cả khi kết hôn thì họ cũng không cần sinh con - Ảnh: Getty

Một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cứ 10 người trẻ Hàn Quốc thì 6 người nói rằng ngay cả khi kết hôn thì họ cũng không cần sinh con - Ảnh: Getty

Điều này làm trầm trọng thêm mối lo ngại ngày càng tăng về tỉ lệ sinh đang giảm tại Hàn Quốc, nơi người trẻ hướng đến cuộc sống tự do thay vì kết hôn và sinh con như các thế hệ trước.

Người trẻ không cần có con sau kết hôn

Đây là một số phát hiện chính của cuộc khảo sát tìm hiểu thực tế về giới trẻ năm 2023 do Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc công bố gần đây.

Cuộc khảo sát được thực hiện ba năm một lần theo Đạo luật khung về thanh thiếu niên, dựa trên các cuộc phỏng vấn với 7.423 người trong độ tuổi từ 9 đến 24 và người giám hộ của họ tại 5.000 hộ gia đình trên khắp đất nước. Khảo sát diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9-2023.

Nếu như năm 2017 có đến 51% thanh niên Hàn Quốc xem hôn nhân là cần thiết thì hiện nay, giới trẻ bắt đầu thể hiện sự hoài nghi về truyền thống hôn nhân. Một trong những điểm đáng chú ý là 60,1% số người trong độ tuổi từ 13 đến 24 cho biết họ không còn xem con trẻ là một phần thiết yếu của hôn nhân. Trong cuộc khảo sát năm 2017, con số này là 46,1%.

Khi được hỏi liệu có tin rằng kết hôn là cần thiết trong cuộc sống hay không, chỉ có 38,5% đồng ý, giảm nhẹ so với 39,1% vào ba năm trước. Dưới góc nhìn của các nhà hoạch định chính sách, kết quả này phản ánh xu hướng đáng lo ngại ở một quốc gia đang phải vật lộn để tăng số lượng trẻ sơ sinh trong nhiều năm.

Ở mức 0,72, tỉ lệ sinh của Hàn Quốc - tức số con trung bình mà một phụ nữ có trong đời - là thấp nhất thế giới vào năm 2023.

Chất lượng cuộc sống thay đổi tích cực

Các chuyên gia tại Cơ quan Thống kê Hàn Quốc - cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý số liệu thống kê quốc gia - dự đoán rằng con số này sẽ còn giảm xuống dưới mức 0,7 trong năm 2024. Cuối cùng, điều này sẽ bắt đầu tác động đến nhiều hệ thống đã được thiết lập trong xã hội - từ giáo dục đến lương hưu quốc gia.

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Chính sách thanh niên quốc gia, Kim Ji Kyung, một trong những người điều tra của nghiên cứu, cho biết: "Nếu xu hướng suy giảm này kéo dài cho đến cuộc khảo sát năm 2026, điều đó có thể được coi là dấu hiệu cho thấy nhận thức tiêu cực về hôn nhân ngày càng gia tăng trong thế hệ trẻ".

Tuy nhiên, cuộc thăm dò cũng cho thấy quan điểm khác thường về hôn nhân và con cái của những người trẻ tham gia khảo sát không phản ánh sự hoài nghi của họ về cuộc sống, hoặc tương lai.

So với khảo sát năm 2020, 29,6% cho biết họ thấy cuộc sống tổng thể của mình "đã thay đổi tích cực", 26,8% nói cuộc sống ở trường đã thay đổi tốt hơn, tăng lần lượt 13,4% và 11,4%.

Ngoài ra, khi được hỏi liệu họ có nghĩ xã hội Hàn Quốc công bằng hay không, 54,7% đồng ý với nhận định này, tăng 7,1%.

Nghiên cứu trước đó được thực hiện từ tháng 11-2020 đến tháng 2-2021, vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19. Những tác động của dịch bệnh về mặt giãn cách xã hội và các lớp học từ xa được phản ánh rõ ràng.

Thời điểm đó, 48,4% số người được hỏi cho biết trải nghiệm ở trường của họ đã thay đổi theo chiều hướng tồi tệ hơn, trong khi 30,4% cũng nói như vậy đối với trải nghiệm cuộc sống chung.

Những phát hiện mới nhất cho thấy khi đại dịch giảm bớt và cuộc sống bình thường phần lớn đã được khôi phục, những người trẻ nhận thấy cuộc sống của họ đã thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Tỉ lệ phụ nữ Hàn Quốc nhập tịch kết hôn với đàn ông Việt Nam tăng mạnh

Số lượng người Hàn Quốc kết hôn với người nước ngoài tăng hơn 18,3% vào năm 2023. Đặc biệt, các cuộc hôn nhân giữa đàn ông Việt Nam và phụ nữ nhập tịch Hàn Quốc tăng mạnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau đưa ứng dụng tổng đài trợ lý ảo AI qua để hỗ trợ người lao động về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với khẩu hiệu 'Gọi một cuộc, có việc làm.

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

"Trong giây phút nguy cấp mới thấy từng phút, từng giây cấp cứu người bị nạn thật là quý giá", anh Hà Văn Long (sinh năm 2004 - tài xế taxi hãng XanhSM) nói.

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành trong đội ngũ trí thức trẻ là hội thảo được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM phối hợp Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức.

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Nam thanh niên chết đuối khi xuống sông cứu 2 học sinh

Thấy hai học sinh bị đuối nước trên sông Hồng (xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, Phú Thọ), anh D. lao xuống sông để cứu hai em nhưng anh lại không qua khỏi.

Nam thanh niên chết đuối khi xuống sông cứu 2 học sinh

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng YouTube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Ngày 19-5, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chính thức kết luận có hành vi bắt nạt liên quan đến vụ tự tử của phát thanh viên thời tiết Oh Yoanna khi cô làm việc tại đài MBC.

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar