03/10/2017 13:48 GMT+7

Người trẻ giữ nghề làm lân truyền thống

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Ở nhiều làng nghề làm lân truyền thống của Quảng Nam, nghề tưởng chừng chỉ dành cho những tay thợ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm nay được nhiều bạn trẻ háo hức thử sức.

Người trẻ giữ nghề làm lân truyền thống - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ chọn nghề làm lân mong giữ hồn cốt nghề truyền thống của quê hương - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Ở xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam, có một gia đình làm đầu lân truyền thống nổi tiếng gần 30 năm nay. Ông Nguyễn Hưng, chủ xưởng, lâu nay luôn trăn trở nỗi lo tìm người nối nghề. Song những năm gần đây, ông đã trút được nỗi lo khi thấy nhiều bạn trẻ đến xin học nghề.

Khó nhất là vẽ mắt lân có hồn

Giữa khoảng sân nhỏ trước nhà, một cô gái trẻ nhỏ nhắn đang nhích đôi tay tỉ mẩn theo từng nét cọ tô màu cho tròng mắt một chú lân đủ sắc, nom chẳng khác nào một nghệ nhân thực thụ. Đó là Nguyễn Thị Huyền My (21 tuổi), con gái thứ hai của ông Hưng.

Học xong lớp 12, My quyết định theo nghề của cha. Bắt đầu phụ ba làm lân từ năm lớp 8, My học dần từ những công đoạn đơn giản như dán giấy vào khung, đắp cốt cho lân nhỏ, rồi được ba hướng dẫn vẽ đầu lân.

Học nghề làm lân đòi hỏi sự tỉ mẩn cao, tập luyện nhiều và sự tinh tế. My nói khó nhất là học cách vẽ sao cho đôi mắt lân có hồn. Lân mạnh mẽ, hung dữ hay hiền lành, đều nhờ nét cọ. 

"Mình nghĩ đâu cần đi đâu xa xôi, chi bằng theo ba học làm lân, vừa kiếm sống vừa giữ cho nghề truyền thống không bị mất đi", My chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ ở Hội An cũng chọn nghề họa lân cho tương lai của mình. Đa phần họ đã tốt nghiệp cấp ba nhưng không theo học đại học. Mai Xuân Hoàng (27 tuổi) theo nghề đã được hơn 5 năm. Từng loay hoay với nhiều nghề khác, cuối cùng Hoàng chọn nghề làm lân. 

"Ngày nhỏ gắn bó với đầu lân rồi, lớn lên cứ mỗi dịp Trung Thu lại lập đoàn nhảy lân khắp xóm. Nhìn mấy đứa nhỏ thích thú với những chú lân, thoạt nghĩ sao mình không giữ cái nghề ý nghĩa này. Thế là mình theo tới giờ", Hoàng giờ đã là thợ làm lân cứng tay ở xưởng của ông Hưng.

Người trẻ giữ nghề làm lân truyền thống - Ảnh 2.

Gắn lông cho lân là công đoạn cuối cùng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Nghề tạm đủ sống

Ông Mai Văn Vàng, chủ một cơ sở làm lân ở xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, cũng là một trong số ít người còn trụ lại được với nghề.

"Nghề làm lân tưởng nhàn nhã nhưng nhọc nhằn. Trước đây trong vùng nhiều người cũng mở xưởng, sau đôi vụ là dẹp bỏ", ông Vàng nói. 

"Một đầu lân lớn bán giá cả chục triệu đấy nhưng người làm lân chẳng thể khá giả nổi do chi phí nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài đắt đỏ, cộng với công sức, thời gian bỏ ra khá lớn. Nghề này chỉ tạm gọi là đủ sống nên ít người theo được".

Mỗi dịp hè và những ngày cận tết Trung Thu, cơ sở của ông nhận 20-50 bạn trẻ học nghề, có cả học sinh, sinh viên tranh thủ kiếm thêm. Các bạn được trả công mỗi ngày 100.000-150.000 đồng.

Trần Thị Tuyết (17 tuổi) là một trong những bạn trẻ như vậy. Vì hứng thú với nghề làm lân mà xin vào đây làm sau giờ học, đến giờ Tuyết đã có kinh nghiệm hơn 6 năm trong nghề.

Với những bạn trẻ như vậy, các chủ cơ sở làm lân truyền thống hiếm hoi còn sót lại ở Quảng Nam đã bớt đi nỗi lo nghề bị mai một.

ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar