01/02/2019 16:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người tị nạn viết sách bằng điện thoại đoạt giải thưởng 90.000 USD

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Một người Iran bị giam giữ tại trại tị nạn của Úc vừa giành được giải thưởng văn chương có giá trị lớn nhất nước này, nhưng lại không thể tham dự lễ trao thưởng.

Người tị nạn viết sách bằng điện thoại đoạt giải thưởng 90.000 USD - Ảnh 1.

Anh Behrouz Boochani - Ảnh: NEW YORK TIMES

Theo báo New York Times, anh Behrouz Boochani, một nhà văn, nhà báo kiêm nhà làm phim người Iran đã bị tạm giữ tại trại tị nạn trên đảo Manus của Papua New Guinea hơn 5 năm qua.

Cuốn sách của anh Behrouz Boochani có tên No friend but the mountains (tạm dịch: Không ai bạn bè ngoài những dãy núi) vừa đoạt Giải thưởng văn chương bang Victoria năm 2019, giải thưởng văn chương có giá trị lớn nhất của Úc (125.000 đô la Úc, tương đương 90.000 USD).

Anh Boochani từng trốn chạy khỏi Iran sau khi cảnh sát bắt giữ nhiều đồng nghiệp làm báo và lục soát văn phòng làm việc của anh này. Trong lúc đang trên đường vượt biên vào Úc, anh bị hải quân nước này bắt giữ và năm 2013 bị đưa tới sống ở trại tị nạn của Úc trên đảo Manus.

Kể từ đó tới nay, anh vẫn thường xuyên viết báo cho nhiều hãng thông tấn, báo chí ở địa phương và quốc tế.

Trong cuốn sách, anh kể lại những trải nghiệm của mình tại nơi bị giam giữ. Cuốn sách được anh viết trên điện thoại di động trong 5 năm bằng tiếng Ba Tư (ngôn ngữ mẹ đẻ của anh Behrouz Boochani).

Anh viết qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp và gửi lần lượt từng chương cho người dịch tác phẩm sang tiếng Anh là anh Omid Tofighian.

Anh Boochani đã viết sách qua ứng dụng WhatsApp vì vào thời điểm đó, những người canh gác ở trại tị nạn luôn lục soát phòng ở của những người bị giam giữ và tịch thu điện thoại của họ. "Tôi sợ là nếu họ xông vào phòng mình, họ sẽ sẽ lấy tài sản của tôi", anh kể.

Trong tối 31-1, dịch giả Omid Tofighian đã đại diện cho tác giả Behrouz Boochani nhận giải thưởng lớn ở thành phố Melbourne.

Chia sẻ cảm xúc qua điện thoại sau khi biết tin, anh Boochani cho biết giải thưởng mang lại những cảm xúc trái ngược cho anh.

Một mặt anh rất hạnh phúc vì đó là thành tựu lớn với anh và với những người tị nạn, nhưng mặt khác anh rất buồn khi tiếp tục chứng kiến cảnh sống nhiều cơ cực của những người tị nạn trên đảo Manus.

Luật nhập cư của Úc quy định những người vượt biên bằng đường biển sẽ bị cấm nhập cảnh vào nước này. Kể từ năm 2013 hơn 3.000 người tị nạn đã bị đưa tới các trung tâm giam giữ của Úc trên đảo Manus của Papua New Guinea và CH Nauru.

TTO - Nữ diễn viên Isla Fisher và bạn trai, diễn viên hài Sacha Baron Cohen chi 670.000 bảng (khoảng 22 tỉ đồng) để hỗ trợ người tị nạn Syria.

TTO - Đương kim vô địch Úc sẽ gặp đội chủ nhà UAE vào đêm 25-1 (truyền hình trực tiếp lúc 23h trên VTV5 ) ở tứ kết Asian Cup 2019.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar