29/11/2014 11:22 GMT+7

​Người thầy “lạ”

THIÊN THANH
THIÊN THANH

TT - Khác với bao thầy cô khác phải chạy đôn chạy đáo dạy cho kịp chương trình hoặc áp đặt “bệnh thành tích” lên học sinh, thầy tôi chọn một hướng đi khác.

Đó là chăm lo cho đời sống tinh thần, chăm lo cho ý thức của học sinh.

Có lần thầy dùng cả 2-3 tiết để kể chuyện, để dạy học sinh những bài học “trường đời”. Thầy gọi từng đứa lên trả bài mà thực chất là tâm sự hỏi thăm ước mơ và định hướng cho các học sinh. Đứa nào thầy cũng quan tâm như nhau và dành sự chú ý đến cả những học sinh cá biệt.

Tôi rất biết ơn thầy, mà biết ơn nhất vẫn là việc thầy bắt cả lớp tôi chép phạt, riêng tôi phải đến hàng nghìn lần. Chuyện là, mỗi khi bước vào lớp mà chẳng may thầy phát hiện có rác, thì ai trong lớp cũng phải chép phạt 400 lần câu “Em hứa sẽ giữ gìn vệ sinh lớp tốt hơn”, cho dù bọn tôi không hề xả rác.

Ban đầu chuyện chép phạt có vẻ miễn cưỡng. Bố mẹ tôi, những bạn bè học trường khác, thầy cô khác của tôi nhìn thầy tôi bằng ánh mắt ám chỉ, kiểu “ông thầy này bị gàn dở rồi”. Nhiều học sinh ý kiến, nhiều thầy cô cho rằng “chép phạt công thức còn có lợi hơn”.

Bố mẹ tôi tỏ vẻ không hài lòng, cho rằng việc này vô cùng phí thời gian. Bọn tôi không có cơ hội để ăn gian, dối trá vì thầy kiểm tra từng câu từng dấu chấm trong bài chép phạt. Mà lúc đó tôi đang học lớp 12, bài vở nhiều không xuể nhưng không bao giờ dám bỏ chép phạt, chép phạt thiếu.

Thầy có lý do chính đáng. Thầy nói đấy là hễ cứ một người làm thì cả lớp phải chịu, do lớp chúng mình là một xã hội thu nhỏ. Thầy sẽ không cần biết có phải do gió thổi hay do bị lớp khác làm, đứa nào cũng sẽ phải chép như thế.

Cứ có rác là phải chép. Chúng tôi không được quyền đùn đẩy trách nhiệm cho ai. Sống  tập thể sẽ phải chịu tất cả mọi thứ “rác”, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Nếu không loại trừ nó, lờ nó, tất cả bọn tôi đều bị ảnh hưởng và hậu quả là chúng tôi sẽ phải bị chép phạt. Thầy tôi đã nói dõng dạc, nói bằng cả tấm lòng của mình, như thế đấy.

Khi một người Việt Nam ra nước ngoài ăn cắp, người ta nhìn vào sẽ đánh giá không chỉ người ấy ăn cắp mà là “người Việt Nam hay ăn cắp vặt lắm”. Nếu ai cũng ý thức, và tự kiểm điểm được mình, tự biết mình làm không chỉ gây hại cho mình mà còn nhiều người phải chịu nữa, thì người Việt đã không phải mang ô danh là “ăn cắp vặt” ở Nhật Bản như thế.

Khi một công ty xây dựng “ăn bớt” tiền xây dựng thì hậu quả không chỉ những người trong công ty ấy phải chịu mà còn hàng nghìn thậm chí hàng triệu người bị vạ lây. Vậy nếu người đứng ra chịu trách nhiệm cho dự án đấy nghĩ suy thêm chút nữa, bớt đi tí ham muốn của mình mà ngay thẳng, trách nhiệm hơn thì có phải tốt hơn cho tất cả?

Tôi không ngại phải chép phạt nhiều lần, tôi chỉ ngại nếu tôi đã may mắn được học thầy, được thầy chỉ bảo nhiều như thế mà không được áp dụng, không tiếp thu và lan truyền bài học đó thì quả là đáng tội và hoài phí công lao dạy dỗ của người thầy đáng kính.

THIÊN THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học tại thủ đô, bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP chưa quy định tiêu chí miễn bồi hoàn đối với du học sinh chưa hoàn thành khóa học có lý do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn.

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Căn nhà 20m² nằm nép mình ở cuối cánh đồng xã Lân Phong, Quảng Ngãi là nơi sinh sống của thủ khoa lớp 10 tỉnh Quảng ngãi. Cô gái nhỏ, đang viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng vươn lên bằng học vấn.

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar