20/09/2016 11:17 GMT+7

Người ta đi tù cả chục năm, đâu ra hóa đơn chứng từ

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục bồi thường cho người bị oan khi đánh giá dự án Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước (sửa đổi) sáng20-9.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Ảnh: Cổng Thông tin Quốc hội

 

Thiệt hại tinh thần không chỉ xin lỗi là xong

Bà Nga liệt kê một số trường hợp bị oan phải bồi thường được dư luận chú ý trong thời gian qua như vụ ông ở Bắc Giang, ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình, ông ở Bình Thuận, ông Phan Văn Lá ở Long An…

“Những trường hợp trên cho thấy để được nhận bồi thường thì mất rất nhiều thời gian, phải qua nhiều thủ tục rất phức tạp, khó thực hiện. Ví dụ trong trường hợp các ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén thì các cơ quan có trách nhiệm bồi thường buộc họ phải có đủ hóa đơn, chứng từ. Người ta đi tù cả chục năm trời, trong hoàn cảnh như vậy, thì lấy đâu ra đủ các hóa đơn, chứng từ?” - bà Nga đặt vấn đề.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết trên thực tế thì dư luận, người dân cho rằng phạm vi bồi thường còn hẹp, cơ quan có trách nhiệm lấy nhiều lý do như hành vi chưa cấu thành tội phạm, không chứng minh được tội phạm khi hết thời hạn điều tra… để không bồi thường.

“Người bị oan cũng thấy hành vi xin lỗi còn chiếu lệ. Làm oan người ta trong cả thời gian dài nhưng xin lỗi trong một vài phút” - bà Nga nói.

Bà đề nghị ban soạn thảo giải đáp: “Luật có giải quyết được những vấn đề trên hay không? Luật này đặt ra quy định về trình tự bồi thường thế nào? Nếu cứ theo thủ tục dân sự thì mất rất nhiều thời gian, ví dụ như vụ ông Nguyễn Ngọc Phi tòa giải quyết hàng chục năm vẫn không xong”. 

GS.TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng cũng đề nghị “phải có cơ sở để tính toán, chứ không thể để buộc những người đi tù cả chục năm phải tự chứng minh thiệt hại”.

“Những thiệt hại về tinh thần cũng phải được lượng hóa, chứ không chỉ là một lời xin lỗi. Khi đặt vấn đề bồi hoàn thì phải xác định rõ đó là hành vi của cá nhân hay của tổ chức. Nếu cá nhân thực hiện công vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao mà gây oan sai thì không phải bồi hoàn, còn nếu cố tình gây oan sai thì phải bồi hoàn cho nhà nước” - ông Bình nói.

Bộ trưởng Tư pháp không dám hứa

“Các đồng chí hỏi là sau khi có luật này thì có xử lý được tất cả các trường hợp không? Báo cáo là Bộ trưởng Bộ Tư pháp không dám hứa. Bởi vì ngoài luật này còn những luật khác. Hơn nữa, chúng ta cố gắng với cái tâm của người làm luật thôi, còn lại khi ban hành luật lại còn do tổ chức thi hành nữa” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nói.

Ông Long cho biết ban soạn thảo đã cố gắng liệt kê vào dự thảo luật tất cả các thiệt hại có thể liệt kê được, trong đó có cả thiệt hại về vật chất và tinh thần.

“Về thiệt hại tinh thần thì chúng tôi cũng cố gắng lượng hóa, nhưng đây cũng là vấn đề khó. Liên quan đến trách nhiệm bồi hoàn của người gây thiệt hại, chúng ta cũng quy định một mức nào đó thôi, chứ nếu quy định ở một mức kinh khủng thì cũng làm cho người ta chùn tay không dám làm gì cả” - ông giải thích.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng khẳng định “trong dự án luật mới thì chúng tôi đề nghị giảm thời gian giải quyết, đơn giản bớt thủ tục và đặc biệt là được tạm ứng kinh phí bồi thường trong trường hợp khẳng định rõ là oan”.

Phó chánh án TAND tối cao Tống Anh Hào cho rằng luật hiện hành chưa quy định thật cụ thể về xác định thiệt hại trong bồi thường nên thực hiện rất khó.

“Vụ ông Chấn, ông Nén là như vậy, luật sư của họ phải chứng minh thiệt hại để xác định mức bồi thường. Nếu quy định cụ thể, chi tiết thì rất khó, bởi họ phải chứng minh bằng tài liệu, giấy tờ” - ông Hào giải thích.

Phó viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể cũng cho rằng “cái khó nhất là quy định chưa rõ về nội dung bồi thường, do đó cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người được bồi thường rất khó thống nhất với nhau. Ví dụ vụ ông Huỳnh Văn Nén xảy ra nhiều năm rồi, bây giờ tính toán không đơn giản”.

Ông Thể cho rằng “dự án luật lần này quy định một điều rất mừng là mức tính được xác định từ thời điểm xác nhận bồi thường”.

Ông đề nghị “xác định bồi hoàn tính thế nào? Tôi lấy ví dụ, ra một phiên tòa ông kiểm sát viên giữ quyền công tố, nhưng trước đó đã có ý kiến của ông thủ trưởng rồi, vậy thì ai chịu trách nhiệm bồi hoàn, ông duyệt án có chịu trách nhiệm bồi hoàn không?”.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đề nghị xác định rõ trách nhiệm bồi hoàn của người gây ra oan sai.

“Nguyên tắc là gây ra thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi hoàn bấy nhiêu. Nếu không thực hiện bồi hoàn, đến thời điểm phải bồi hoàn mà chưa bồi hoàn thì phải quy định chế tài” - bà Phóng gợi ý.

Dự luật sẽ được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp tháng 10 tới đây.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar