22/08/2012 10:20 GMT+7

Người sưu tập vỏ bom

NGUYỄN LOAN - HẢI YẾN
NGUYỄN LOAN - HẢI YẾN

TT - Từng hàng dài các loại bom, đạn, được sắp xếp không theo thứ tự, thậm chí ông không nhớ hết tên của các loại bom, đạn mình đang có nhưng đó là cả một gia tài mà ông sưu tập được. “Đó là chứng tích của chiến tranh, giữ lại làm kỷ niệm để cho con cháu sau này” - ông Nguyễn Tú Lâm (xã Thanh Tuyền, H.Dầu Tiếng, Bình Dương) chia sẻ.

Phóng to

Ông Lâm bên bộ sưu tập bom đạn của mình - Ảnh: H.Yến

Ngày trước đây được xem là khu vực thuộc tam giác sắt (An Tây - Thanh Tuyền - An Điền), địa điểm quân đối phương dùng để trút bom sau mỗi lần oanh kích trở về. Sau ngày đất nước thống nhất, bom đạn phủ dày cả lớp trên mặt đất, phong trào nhặt bom, cưa bom trở nên rầm rộ. Ông Lâm trở thành một trong những người đi mua sắt vụn. Lúc đó bom đạn (đã được lấy thuốc) cũng được cân bán theo giá sắt vụn. Ông vừa mua phế liệu vừa mở lò rèn.

Vì đã có kinh nghiệm trong việc thu gom vỏ bom, đạn nên ông có cách hàn gió đá riêng để tận dụng những miểng bom, chế tạo những dụng cụ lao động như dao, cuốc, cày, xẻng... bán lại cho người dân trong vùng. Công việc này gắn liền với ông gần 20 năm.

Những năm sau nhận thấy vỏ bom đạn ngày càng cạn dần, ông bắt đầu mua vỏ bom đạn rồi hàn ghép lại, vật lộn với những mớ đồ của “thần chết” để làm kỷ niệm. Gần ba năm trở lại đây, ông Lâm đã từ bỏ nghề hàn rèn, nhưng thỉnh thoảng nghe ở đâu bán vỏ bom, đạn là ông tìm cho bằng được đến nơi để mua.

Đến nhà ông Lâm, người ta có thể nhớ về quá khứ tàn khốc đau thương. Trong nhà kho la liệt các loại vỏ bom đạn được ông giữ lại. Từ bom B52, bom lu, bom heo, bom cá mập, pháo 105mm, 350-500mm... cho đến những trái cối, pháo sáng hỏa châu... “Tôi chỉ mua vỏ, còn thuốc tuyệt đối không đụng tới” - ông giải thích thêm.

Ông Lâm tự hào là nhà cung cấp vỏ bom đạn làm chứng tích cho các nhà truyền thống Bến Dược, nhà truyền thống của Công ty cao su Dầu Tiếng... Chỉ tay về số vỏ bom, ông nói: “Mua với giá phế liệu chớ số vỏ bom này có đơn vị trả gần bạc tỉ tôi chưa bán”.

Những vỏ bom mìn như thế đắt tiền vì không còn nhiều trong lòng đất, dần khan hiếm. Vì thế giá cả của chúng trở nên đắt đỏ. Chẳng hạn như trái bom 500mm của ông có người trả giá cả trăm triệu đồng. Có người mua về làm kỷ vật khi chính mình thoát khỏi những quả bom kinh hoàng đó, cũng có đoàn khách đề nghị mua về trưng bày ở phòng truyền thống.

Với bộ sưu tập độc đáo này, ông trở thành nhà cung cấp các chứng tích lịch sử cho các bảo tàng, truyền thống. Cũng có nhiều khách thập phương thỉnh thoảng ghé nhà ông để được tận mắt chứng kiến bộ sưu tập độc đáo này. Rất nhiều người tìm đến hỏi mua nhưng ông không bán. Ông bảo để đó giữ lại cho con cháu, “để chúng biết thêm về lịch sử của quê hương mình”.

NGUYỄN LOAN - HẢI YẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: sưu tập đạn vỏ bom

Tin cùng chuyên mục

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar