12/08/2022 18:32 GMT+7

Người mua nhà ở Trung Quốc nộp tiền quá nửa mà chưa thấy nhà đâu

CHẤN PHONG
CHẤN PHONG

TTO - Cuộc khủng hoảng nợ tín dụng đã đẩy các tập đoàn bất động sản ở Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu vốn và ngập trong nợ nần với các dự án phát triển nhà ở, trong khi người mua nhà cũng rơi vào cảnh lao đao vì chưa nhận được nhà và nợ nần.

Người mua nhà ở Trung Quốc nộp tiền quá nửa mà chưa thấy nhà đâu - Ảnh 1.

Tập đoàn bất động sản nổi tiếng Evergrande của Trung Quốc đang tham gia vào các cuộc đàm phán tái cơ cấu vốn hoạt động sau khi kê biên khoản nợ 300 tỉ USD vào năm ngoái - Ảnh: ALEX PLAVEVSKI/EPA

Hãng tin AFP ngày 12-8 cho biết cuộc khủng hoảng nợ tín dụng hiện nay của các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản ở Trung Quốc xuất phát từ sự siết chặt trong chính sách vay nợ của Chính phủ Trung Quốc từ năm 2020.

Theo báo Wall Street Journal, hơn 30 nhà phát triển nhà ở, trong đó có tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande Group, vỡ nợ quốc tế do các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã từ chối các khoản vay nhằm phát triển các dự án nhà ở cho người dân.

Điều này gây ra cuộc “khủng hoảng niềm tin” nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư đã đặt trước tiền để mua nhà.

Thường người mua sẽ đặt cọc trước khoảng 70% giá trị của bất động sản để các tập đoàn dùng tiền đẩy nhanh việc xây dựng và bàn giao sớm. Tuy nhiên, việc các chủ đầu tư là tập đoàn bất động sản ngập trong nợ nần đã khiến việc hoàn thành trễ hơn dự kiến, thậm chí không thể bàn giao.

Vừa mới kết hôn và dự định sinh con đầu lòng, anh Wang mong muốn chuyển đến căn hộ anh đã đặt cọc từ 3 năm trước ở thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc). Tuy nhiên giờ đây những hy vọng đó tan theo mây khói do cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc. 

Với khoản nợ 300.000 USD đang gánh trên vai và căn nhà mơ ước chưa hoàn thành, người đàn ông 34 tuổi này quyết định ngừng thanh toán thế chấp.

"Chúng tôi không dễ dàng mua được căn nhà này. Tất cả đều là tiền tiết kiệm của tôi. Họ nói rằng việc xây dựng sẽ sớm được tiếp tục. Nhưng không có công nhân nào ở đây cả. Bây giờ không có nhà và chúng tôi vẫn còn nợ 2 triệu nhân dân tệ (300.000 USD) tiền thế chấp", anh Wang nói đầy bức xúc.

Theo AFP, anh Wang là một ví dụ điển hình trong số rất nhiều người mua nhà ở hàng chục thành phố của Trung Quốc nhưng gặp phải các rắc rối liên quan đến dự án. 

Họ đã quyết định ngừng thực hiện các khoản thanh toán vì lo ngại căn nhà không được hoàn thành và bàn giao trong lúc các nhà phát triển thiếu tiền mặt và chịu cảnh nợ nần.

Chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản tại Trung Quốc giảm 92% vì khủng hoảng

TTO - Các loại chứng khoán được đảm bảo bằng bất động sản nhà ở của các ngân hàng Trung Quốc đang liên tục mất giá, do cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của quốc gia này.

CHẤN PHONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Thu hồi khu ‘đất vàng’ ở Nha Trang khiến 4 cựu lãnh đạo tỉnh, sở lãnh án

Tỉnh Khánh Hòa vừa thu hồi khu đất “vật chứng” trong vụ án hình sự (tại số 28E Trần Phú, TP Nha Trang) mà chủ dự án Nha Trang Golden Gate đã được giao bởi 4 bị cáo cựu lãnh đạo tỉnh và giám đốc sở khi đương chức.

Thu hồi khu ‘đất vàng’ ở Nha Trang khiến 4 cựu lãnh đạo tỉnh, sở lãnh án

Giá trị sống và vị thế của giới tinh anh trong đô thị hiện đại

Tầng lớp trí thức trung lưu thành đạt, sở hữu tư duy tài chính nhạy bén ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn không gian sống.

Giá trị sống và vị thế của giới tinh anh trong đô thị hiện đại

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đội chi phí gần 19 tỉ đồng do khan hiếm đá

Thiếu đá xây dựng đang khiến đoạn qua Đắk Lắk của tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đứng trước nguy cơ chậm tiến độ, phát sinh thêm gần 19 tỉ đồng chi phí vận chuyển.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đội chi phí gần 19 tỉ đồng do khan hiếm đá

Thủ tướng yêu cầu phải đưa Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia vào hoạt động dịp 2-9

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu như vậy sau khi đi kiểm tra tiến độ Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) trưa 19-5.

Thủ tướng yêu cầu phải đưa Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia vào hoạt động dịp 2-9
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar