08/06/2014 05:25 GMT+7

Người khuyết tật leo núi

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Từng có một số người khuyết tật vượt qua các giới hạn tưởng chừng bất khả thi, như không có chân vẫn chinh phục đỉnh Kilimanjaro. Và Kareemah Batts tin rằng cô có thể giúp nhiều người khuyết tật khác có được sức mạnh đó.

Một thiếu niên tập luyện leo núi với chiếc chân giả - Ảnh: Adaptive Climbing Group

Kareemah Batts - Ảnh: Truth Atlas

Batts, người Mỹ, mất chân trái và bị di chứng ở phổi sau đợt điều trị một căn bệnh ung thư hiếm gặp. Điều này thay đổi cuộc đời cô. “Bạn bị ung thư rồi mất chân, bạn không biết rồi mình làm được việc gì. Tôi thấy mình không còn là mình trước đây nữa”. Nhưng Batts không gục ngã bởi mất mát, mà ngược lại tìm thấy sức mạnh cô chưa từng có. Cô dành thời gian làm tình nguyện trong các bệnh viện, tham gia các dự án cộng đồng và thậm chí giành được học bổng tham dự một lớp leo núi ở Colorado. Batts là người khuyết tật duy nhất trong lớp. “Bạn bè hỏi tại sao tôi lại chọn điều này trong khi có nhiều thứ khác để làm. Tôi nghĩ rằng nếu cụt chân mà leo núi được thì tôi có thể làm bất cứ thứ gì” - cô nói.

Với hi vọng giúp những người chung cảnh ngộ thay đổi bản thân, năm 2012 cô thành lập nhóm leo núi cho người khuyết tật Adaptive Climbing Group (ACG) ở New York. Hai lần một tuần, những người khuyết tật được đào tạo các kỹ năng leo núi tùy theo khả năng của họ. Họ thường xuyên tổ chức các chương trình leo núi ngoài trời lẫn trong nhà và đào tạo thi đấu. Câu lạc bộ nhanh chóng lớn mạnh, trong đó một số thành viên như Jon Sedor, 25 tuổi, từng đoạt huy chương vàng một giải leo núi ở London.

Để giúp thêm nhiều người có cơ hội thách thức các giới hạn của bản thân qua môn leo núi, Batts đã tích cực vận động tìm kiếm các chỗ tập luyện giá rẻ hay thậm chí miễn phí. Cô cũng kêu gọi các nhà sản xuất giày tài trợ cho những người khuyết tật chỉ cần một chiếc giày. Nhưng điều quan trọng nhất chính là sự động viên về tinh thần. “Tôi không biết mình sẽ đi về đâu nếu không có ACG và Kareemah” - Sedor chia sẻ trên Truth Atlas.

Ngược lại, Batts cho biết cô nhận lại tình cảm gia đình từ các thành viên trong câu lạc bộ sau khi cha mẹ và anh trai cô đều đã mất. Điều đó giúp cô có động lực để trở lại trường học về giải trí trị liệu và chuẩn bị mở bệnh viện leo núi dành cho người khuyết tật đầu tiên ở New York. “Tôi không biết sẽ bắt đầu như thế nào, nhưng tôi biết mình đam mê điều gì. Tôi hi vọng sẽ có nhiều bệnh viện như vậy trong tương lai” - Batts bày tỏ.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Phép bù trừ xây dựng gia đình hạnh phúc

Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM tuyên dương "Gia đình văn hóa, hạnh phúc tiêu biểu" năm 2025 toàn TP.

Phép bù trừ xây dựng gia đình hạnh phúc

Đám cưới đặc biệt bên giường bệnh

Trong Ngày Gia đình Việt Nam 28-6, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thông tin về một đám cưới xúc động đã diễn ra tại bệnh viện.

Đám cưới đặc biệt bên giường bệnh

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Thất nghiệp, khi rớt trúng ở độ tuổi trung niên, không chỉ là cú sốc nghề nghiệp mà còn tiềm ẩn nguy cơ rạn nứt trong đời sống hôn nhân.

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Yêu là phải biết ghen?

Tôi có một chị bạn nhắn tin nhờ tôi nghe tâm sự xem chị hành xử như vậy đúng hay sai. Khi chồng đi công tác xa về, chị ngửi thấy mùi nước hoa phụ nữ trên quần áo của anh.

Yêu là phải biết ghen?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar