09/01/2024 20:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người duy nhất được chôn cất trên Mặt trăng là ai?

Ngày 6-1-1998, 28 gram tro cốt của nhà địa chất huyền thoại Eugene Shoemaker được đặt bên trong một viên nang nhỏ để đưa lên chôn trên Mặt trăng.

Ông Eugene Shoemaker, nhà địa chất của NASA - Ảnh: PUBLIC DOMAIN

Ông Eugene Shoemaker, nhà địa chất của NASA - Ảnh: PUBLIC DOMAIN

Viên nang chứa tro cốt được hút chân không, làm bằng polycarbonate, xung quanh khắc một đoạn trích từ tác phẩm “Romeo và Juliet” - một trong những kiệt tác vĩ đại nhất nền văn học thế giới - của William Shakespeare:

Và, khi anh chết,

Hãy cắt anh thành những ngôi sao nhỏ,

Và anh sẽ làm cho gương mặt của thiên đường trở nên đẹp đẽ

đến nỗi cả thế giới sẽ yêu màn đêm,

Và không tôn thờ Mặt trời rực rỡ.

Theo trang IFL Science, tro cốt của ông Shoemaker đã được Công ty mai táng vũ trụ Celestis gửi theo tàu Lunar Prospector của NASA đưa lên chôn cất trên Mặt trăng.

Tại sao tro cốt của ông Shoemaker lại được đưa lên Mặt trăng?

Đầu tiên phải kể đến sự nghiệp của ông Shoemaker. Ông là người lựa chọn và đào tạo các phi hành gia Apollo về địa chất Mặt trăng và các hố sâu. 

Ông cũng dẫn đầu cuộc tìm kiếm nước ở các cực Mặt trăng của NASA và đồng khám phá sao chổi Shoemaker-Levy, vật thể được quan sát trực tiếp đầu tiên khi đâm vào sao Mộc năm 1994.

Sau khi đào tạo các phi hành gia Apollo, Shoemaker tiếp tục thực hiện sứ mệnh Clementine của NASA để tìm nước trên Mặt trăng. Ông trở thành giám đốc đầu tiên của Chương trình nghiên cứu địa chất thiên văn của Cục Khảo sát địa chất Mỹ.

Shoemaker luôn ước mơ trở thành phi hành gia, nhưng không thực hiện được do mắc bệnh Addison - rối loạn nội tiết và chuyển hóa.

Như một minh chứng cho sự tôn trọng của NASA đối với Shoemaker, cơ quan này đã đồng ý sứ mệnh đưa tro cốt của ông lên bề mặt Mặt trăng.

Nỗ lực đưa tro cốt 66 người nổi tiếng lên Mặt trăng

Gần đây, Công ty Celestis lại thực hiện sứ mệnh thứ hai - có tên là Tranquility. Một viên nang chứa tro cốt và DNA của 66 người nổi tiếng đã chết được đưa lên tàu Peregrine để mang lên chôn trên Mặt trăng.

Tàu Peregrine được tên lửa đẩy Vulkan phóng vào vũ trụ lúc 2h18 sáng 8-1 (giờ địa phương) từ mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ. Nếu không có gì trục trặc, tàu sẽ hạ cánh ở phần đông bắc của Mặt trăng vào ngày 23-2 và sẽ ở đó vĩnh viễn.

Tuy nhiên vào tối 8-1 (giờ Việt Nam), công ty cho biết "một sự bất thường đã xảy ra khiến tàu không thể đạt được hướng ổn định về Mặt trời". Hiện công ty đang phân tích các dữ liệu và xử lý sự cố.

Navajo Nation - lãnh thổ bán tự trị của người bản địa Mỹ ở phía tây nam nước Mỹ - đã chỉ trích nỗ lực chôn cất tro cốt trên Mặt trăng vì phớt lờ vị trí thiêng liêng của Mặt trăng trong nhiều nền văn hóa bản địa. Lãnh đạo Navajo Nation mô tả đây là một “sự xúc phạm không gian thiêng liêng”.

Tàu đổ bộ Mặt trăng của Mỹ gặp sự cố

Sau khi tách khỏi tên lửa phóng, tàu đổ bộ Mặt trăng của Mỹ không thể hướng các tấm pin Mặt trời của mình về phía Mặt trời.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar