28/11/2023 20:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vi khuẩn Trái đất có thể giúp trồng cây trên Mặt trăng

Sự kết hợp của ba loại vi khuẩn Bacillus, Bacillus megaterium và Pseudomonas fluorescens có thể làm tăng độ phì nhiêu của đất và thúc đẩy thực vật phát triển trên Mặt trăng.

Ảnh:  universemagazine

Ảnh: universemagazine

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học nông nghiệp Trung Quốc phát hiện ra rằng vi khuẩn ở Trái đất có thể giúp các phi hành gia trồng cây trên Mặt trăng.

Theo một báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Communications Biology mới đây, nhóm nghiên cứu - do phó giáo sư Tôn Chấn Tài (Sun Zhencai) thuộc Trường đại học Nông nghiệp Trung Quốc đứng đầu - đã phát hiện ra rằng sự kết hợp của ba loại vi khuẩn phổ biến trên Trái đất là Bacillus, Bacillus megateriumPseudomonas fluorescens có thể làm tăng nồng độ phốt pho trong môi trường đất Mặt trăng giả định, qua đó tăng độ phì nhiêu của đất và thúc đẩy thực vật phát triển trên Mặt trăng.

Kết quả thí nghiệm cho thấy ba loại vi khuẩn trên (được sàng lọc từ tổng cộng năm loại vi khuẩn tiềm năng) có thể làm tăng gấp đôi lượng phốt pho - chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật có trong đất - mà cây trồng có thể hấp thu từ 10 đến 21 ngày.

Các nhà khoa học đã trồng một loài cây bản địa thuộc họ cây thuốc lá Nicotiana benthamiana trên đất Mặt trăng giả định được cấy ba loại vi khuẩn nêu trên.

Sau 18 ngày, họ quan sát thấy rằng các bộ phận thân và rễ của cây trở nên dài hơn, trong khi các cụm lá rộng hơn và nặng hơn. Sau 24 ngày, những cây này cũng có lượng chất diệp lục cao hơn 104% so với cây được trồng trên đất Mặt trăng giả định không được cấy ba vi khuẩn kể trên.

Phó giáo sư Tôn Chấn Tài khẳng định kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì sự sống cơ bản của các phi hành gia trên Mặt trăng trong tương lai. Vì thực vật có thể cung cấp thực phẩm và oxy, thúc đẩy chu trình vật chất của các hệ sinh thái khép kín, việc xây dựng các nhà kính trồng cây trên Mặt trăng sẽ trở thành những cơ sở vật chất không thể thiếu tại các căn cứ trên hành tinh này trong tương lai.

Việc cải thiện độ phì nhiêu của đất trên Mặt trăng có thể giúp các trang trại nhà kính trên hành tinh này tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, giúp các căn cứ duy trì sự sống, thay vì phải vận chuyển một lượng lớn đất, phân bón… từ Trái đất lên không gian.

Ông Tôn Chấn Tài nhấn mạnh: "Hầu hết các loại cây hiện được trồng trên Trái đất trong tương lai đều có thể được trồng trong nhà kính trên Mặt trăng. Thậm chí có thể sử dụng các vi sinh vật khác nhau để biến đổi đất trên Mặt trăng thành các trạng thái khác nhau phù hợp với sự phát triển của các loại thực vật khác nhau, cung cấp nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật đa dạng cho các phi hành gia làm việc tại các căn cứ trên Mặt trăng trong tương lai".

Hồi tháng 7 vừa qua, Văn phòng Công trình hàng không vũ trụ có người lái Trung Quốc thông báo nước này đặt mục tiêu đưa một phi hành đoàn lên Mặt trăng vào năm 2030, sau đó xây dựng một căn cứ trên bề mặt Mặt trăng để tiến hành thăm dò và nghiên cứu.

Lần đầu tiên trồng được cây bằng đất từ Mặt trăng

TTO - Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên thành công trong việc trồng cây bằng đất Mặt trăng do các phi hành gia mang về, hứa hẹn giúp con người thực hiện các chuyến du hành dài hơn và xa hơn trong tương lai.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar