20/10/2020 16:02 GMT+7

Người được ghép gan đầu tiên ở Việt Nam hi vọng được ghép gan lần 2

LAN ANH
LAN ANH

TTO - "Gia đình hi vọng có phép màu, Diệp được ghép gan lần thứ 2 và được sinh ra lần thứ 3" - bà Phạm Thị Thoa, mẹ bệnh nhân Nguyễn Thị Diệp, người đầu tiên được ghép gan tại Việt Nam và hiện nhập viện điều trị, có thể phải ghép gan lần 2.

Người được ghép gan đầu tiên ở Việt Nam hi vọng được ghép gan lần 2 - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Diệp trên giường bệnh và mẹ, cô gái trẻ đang mong chờ phép màu - Ảnh: THÚY ANH

16 năm trước, năm 2004, cô bé Nguyễn Thị Diệp ở Hải Hậu, Nam Định, khi ấy 9 tuổi và đang học lớp 3 đã trở thành người đầu tiên được ghép gan tại Việt Nam, trong một ca ghép lịch sử thực hiện tại Viện Bỏng quốc gia, ê kíp y bác sĩ tham gia ca ghép đến từ Học viện Quân y, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai và cá chuyên gia Nhật Bản... Người hiến tặng gan cho Diệp là bố đẻ của em.

"Diệp được ghép gan và được cứu sống, cả gia đình chúng tôi hạnh phúc, Diệp cũng hạnh phúc lắm, dù không được khỏe như các bạn, nhưng Diệp cũng cố học hành để bằng các bạn bè, sau khi học xong phổ thông, Bệnh viện 103 lại hỗ trợ để Diệp được đi học hệ trung cấp ngành dược cổ truyền và vào làm việc tại Bệnh viện"- bà Thoa chia sẻ.

Người được ghép gan đầu tiên ở Việt Nam hi vọng được ghép gan lần 2 - Ảnh 2.

Nguyễn Thị Diệp thời điểm đang làm việc tại Ban Đông y, Bệnh viện 103 (ảnh chụp tháng 4-2019) - Ảnh: XUÂN LONG

Diệp đã đi làm được hơn 1 năm, đây là lúc cô gái trẻ có cuộc sống tự lập, có công việc và đồng nghiệp. Nhưng từ tháng 11-2019 Diệp bắt đầu yếu, lá gan được ghép sau 15 năm đã bị xơ nhiều, kéo các chỉ số sức khỏe xuống. Khoảng 2 tháng trước, đại diện Bệnh viện đã trao đổi với gia đình là có dự án ghép gan lần 2 cho Diệp.

"Giờ đây khó khăn nhiều thứ: gan hiến tặng, tài chính cho ca ghép, chưa kể là Diệp đang bị động kinh nên càng khó khăn hơn. Vì sức khỏe Diệp yếu nên số cơn động kinh xuất hiện có tăng lên, một tuần trước cháu lên cơn động kinh 7-8 lần/ngày, đêm 19-10 cháu cũng lên cơn động kinh 2 lần. Nhưng giờ gia đình chúng tôi vẫn đang hy vọng một phép màu, Diệp được ghép gan lần 2 và được sinh ra lần thứ 3" - bà Thoa nói.

Theo PGS.TS Bùi Văn Mạnh (giám đốc Trung tâm Hồi sức và Chống độc Bệnh viện 103, thành viên ca ghép gan cho Nguyễn Thị Diệp), sau ca ghép 2-3 năm, người từng gặp cháu Diệp có dịp gặp lại cháu đều không nhận ra, cháu đã thay đổi rất nhiều. Năm 2018-2019 cháu trưởng thành, đến làm việc tại bệnh viện chúng tôi, tất cả mọi người đều vui mừng.

Tính từ ca ghép gan cho cô bé Diệp, sau 16 năm đến nay đã có 244 ca ghép gan được thực hiện, các Bệnh viện 103, 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy... đều đã ghép được gan và nhiều mô tạng khác. Trên thế giới, đã có người ghép gan sống được trên 30 năm. Tại Việt Nam, Diệp là bệnh nhân được ghép gan đầu tiên và đến nay đã trải qua 16 năm sống bằng lá gan mới.

Ca ghép gan đầu tiên ở VN: Thành công tốt đẹp!

TTO - 22h37', GS Lê Thế Trung, chủ tịch Hội đồng chỉ đạo ghép gan, Học viện Quân y cho biết cuộc phẫu thuật gần như hoàn tất, các bác sĩ đang đóng thành bụng của Diệp. Công đoạn đóng thành bụng Diệp sẽ kéo dài đến 00 giờ. Như vậy sau gần 16 giờ phẫu thuật, ca phẫu thuật đã thành công!

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Một bé gái 2 tháng tuổi, bụng thường bị căng chướng, không đi tiêu nhiều ngày, nôn ói. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám phát hiện bé bị teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp.

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Khuyến sinh, cần bài toán lâu dài về giáo dục, y tế, nhà ở

TP.HCM đang lập danh sách phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để hỗ trợ một lần 3 triệu đồng, khấp khởi niềm tin mới về chính sách khuyến sinh.

Khuyến sinh, cần bài toán lâu dài về giáo dục, y tế, nhà ở

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Đỉa suối 5cm ký sinh trong đường thở em bé 3 tuổi

Sau tắm suối hai tuần, em bé 3 tuổi tại Sơn La được phát hiện có đỉa suối ký sinh trong đường thở khiến bé thở khò khè.

Đỉa suối 5cm ký sinh trong đường thở em bé 3 tuổi

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Một số dấu hiệu nhỏ dễ bị bỏ qua có thể là chỉ báo cho những vấn đề sức khỏe lớn hơn như tim mạch, ngưng thở khi ngủ.

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar