06/05/2007 03:07 GMT+7

Người đưa tin cuối cùng ở Sài Gòn

 LÊ VÂN
 LÊ VÂN

TT - Phóng viên Fiona Ehlers của tạp chí nổi tiếng nước Đức Der Spiegel trong một lần tình cờ sang VN đã viết về ông: có một người đàn ông ngồi lặng lẽ ở một góc nhỏ của Bưu điện TP.HCM và làm một công việc thật đặc biệt: “Kết nối mọi người”.

Phóng to
Ảnh: LÊ VÂN
TT - Phóng viên Fiona Ehlers của tạp chí nổi tiếng nước Đức Der Spiegel trong một lần tình cờ sang VN đã viết về ông: có một người đàn ông ngồi lặng lẽ ở một góc nhỏ của Bưu điện TP.HCM và làm một công việc thật đặc biệt: “Kết nối mọi người”.

Ông là Dương Văn Ngộ (ảnh), năm nay vừa bước sang tuổi 77, một trong tổ bảy người viết thư tay đầu tiên ở Sài Gòn và là người cuối cùng còn lại với nghề...

Một ngày của ông Ngộ bắt đầu lúc 8g và kết thúc lúc 16g-17g. Ở tuổi 77, ông vẫn còn minh mẫn nhưng sức khỏe không cho phép ông làm việc mà không tính toán đến thời gian. Cái dáng nhỏ thó, gầy guộc của ông và những bước đi như chạy vẫn ngày ngày gắn bó với không gian bên dưới mái vòm của tòa bưu điện cổ kính. Ông là người “đưa tin” cuối cùng của Sài Gòn còn lại đến hôm nay.

Qua những lá thư, ông chia sẻ với những bà mẹ, người chị có con em xa xứ. Nhiều người đi cả trăm cây số đến bưu điện chỉ để gặp ông và nhờ ông gửi tâm tình qua những cánh thư. Một trong những vị “khách ruột” của ông Ngộ là anh Nguyễn Minh Chung, ở ngã ba Cát Lái. Anh tin thư cho ba mẹ nuôi ở Pháp của cô con gái nhỏ về tình hình học hành của em đã hơn 10 năm nay. Hay như một người mẹ già ở Đồng Nai lần nào lên bưu điện cũng lại chỗ ông đầu tiên. Mỗi lần như vậy, trước khi về bà lại nhét vội vào túi áo ông một tờ giấy bạc.

Chiếc bàn dài của bưu điện trung tâm thành phố, nơi ông ngồi, bên cạnh là tấm bảng nhỏ ghi: “Nơi hướng dẫn và viết giúp” bao giờ cũng có người đợi ông viết thư hay dịch thư hoặc đơn giản chỉ là hướng dẫn cách gửi thư, bưu phẩm.

17 năm làm nghề viết thư tay, ông đề ra cho mình một nguyên tắc: “Viết xong cho ai là phải quên ngay và tuyệt đối bí mật”. Ông giải thích: “Người ta đã tin tưởng giao tâm tư, tình cảm cho mình, mình phải nhớ chữ tín, chữ nghĩa…”. Nhiều vị khách lạ mỗi lần đi ngang qua nơi ông ngồi lại ào đến ôm chầm lấy ông, hỏi có nhớ ra ai không, như những người thân lâu ngày gặp lại.

Sau giải phóng, một số nhân viên bưu điện đủ tuổi về hưu theo qui định nhà nước, với số tiền lương ít ỏi mỗi tháng là 35 đồng, tháng có tháng không rồi... mất hẳn. Cuộc sống chật vật sau giải phóng đã buộc họ phải tìm kế sinh nhai. Được sự đồng ý của giám đốc Bưu điện Sài Gòn, một tổ viết thư thuê đã xuất hiện gồm bảy ông già về hưu. Mỗi tuần, họ chia nhau thành ba cặp, mỗi cặp trực hai ngày, ngồi ở bưu điện, vừa hướng dẫn cho những người tới bưu điện, vừa viết thư thuê. Ngoài tiếng Việt, ngoại ngữ chủ yếu họ dùng là tiếng Pháp, chỉ 4 - 5 người nói và viết thạo cả tiếng Anh và Pháp. Ông Ngộ là người trẻ nhất trong nhóm bảy người. Và giờ đây là người duy nhất còn trụ lại với nghề.

Gần hai mươi năm, chiếc xe đạp cũ kỹ vẫn đồng hành cùng ông Ngộ trên con đường tới Bưu điện Sài Gòn. Không kiến thức về công nghệ truyền thông nhưng ông đã kết nối không biết bao nhiêu người, từ VN tới những đất nước xa xôi và ngược lại, qua những lá thư tay.

 LÊ VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Dương Văn Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar