21/04/2024 14:21 GMT+7

Người đàn ông mắc COVID-19 suốt 20 tháng

BÌNH MINH
và 1 tác giả khác

Trang Bloomberg đưa tin các nhà nghiên cứu ở Hà Lan phát hiện một bệnh nhân mắc COVID-19 trong hơn 613 ngày, trước khi qua đời vì bệnh lý có từ trước tái phát.

Theo các nhà nghiên cứu, thời gian nhiễm SARS-CoV-2 kéo dài 20 tháng là thời gian dài nhất từng được biết đến 

Theo các nhà nghiên cứu, thời gian nhiễm SARS-CoV-2 kéo dài 20 tháng là thời gian dài nhất từng được biết đến

Theo các nhà nghiên cứu, thời gian mắc COVID-19 kéo dài 20 tháng là thời gian dài nhất từng được biết đến.

Mắc COVID-19 kèm nhiều bệnh phức tạp

Người đàn ông 72 tuổi có tiền sử sức khỏe phức tạp. Trước đây, ông đã được ghép tế bào gốc để điều trị một dạng ung thư máu, nhưng sau đó được chẩn đoán mắc một loại ung thư khác - ung thư lympho dòng tế bào B lớn lan tỏa, theo trang IFL Science.

Loại thuốc người này đang dùng gây suy giảm miễn dịch nặng, dẫn đến việc ông luôn có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng. Trước đó, theo Bloomberg, bệnh nhân cũng không tạo được phản ứng miễn dịch với nhiều mũi vắc xin COVID-19, và nhiễm biến thể Omicron vào tháng 2-2022.

Trong hơn 600 ngày, bệnh nhân vẫn bị nhiễm vi rút và phải nhập viện nhiều lần. Nhưng phải rất sớm, chỉ 21 ngày sau lần điều trị đầu tiên, các dấu hiệu biến đổi của vi rút đã bắt đầu được nhìn thấy.

Phân tích chi tiết các mẫu vật được thu thập từ hơn 20 mẫu bệnh phẩm mũi họng cho thấy vi rút corona đã phát triển khả năng kháng sotrovimab, phương pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng, trong vòng vài tuần, theo các nhà khoa học tại Trung tâm Y học thực nghiệm và phân tử của Đại học Amsterdam.

Vi rút này sau đó sản sinh hơn 50 đột biến, trong đó có một số đột biến cho thấy vi rút đang thích nghi để trốn tránh hệ thống miễn dịch của con người.

Mặc dù vi rút đột biến của bệnh nhân không lây nhiễm cho người khác, nhưng việc này nhấn mạnh khả năng lây nhiễm kéo dài có thể khiến vi rút gây đại dịch tích lũy những thay đổi di truyền.

Thời gian nhiễm virus dài nhất từng được biết

Các nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu gene được thu thập từ các mẫu nước thải đã báo cáo bằng chứng về việc các cá nhân trong cộng đồng thải ra các loại vi rút corona đột biến nặng trong hơn 4 năm. Nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm trùng dai dẳng cũng có thể khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng COVID-19 kéo dài.

Trường hợp này nhấn mạnh nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 dai dẳng ở những người bị suy giảm miễn dịch, và tầm quan trọng của việc tiếp tục giám sát bộ gene về quá trình tiến hóa của SARS-CoV-2 ở những người bị suy giảm miễn dịch và bị mắc COVID-19 dai dẳng".
Các tác giả của nghiên cứu

Trang IFL Science nói thêm, nhiễm trùng dai dẳng là một hiện tượng được ghi nhận với SARS-CoV-2. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy có tới 3 trong số 100 ca mắc COVID-19 có thể kéo dài hơn một tháng. Vi rút nhân lên và phát triển trong cơ thể càng lâu, càng có nhiều cơ hội tạo ra các đột biến thoát khỏi hệ miễn dịch. Đó là một giả thuyết về sự ra đời của biến thể Omicron.

Không phải mọi chủng đột biến đều trở thành biến thể đáng lo ngại, nhưng cần theo dõi những bệnh nhiễm trùng dai dẳng này, cùng với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể cho những bệnh nhân có khả năng đang phải đối mặt với các vấn đề y tế khác.

Bệnh nhân là một người đàn ông đã lớn tuổi và bị suy giảm miễn dịch do các bệnh đã mắc trước đó. Người này nhập viện ở Amsterdam, Hà Lan vào tháng 2-2022 vì mắc COVID-19. Ông đã liên tục dương tính với vi rút corona kể từ đó cho đến khi qua đời vào tháng 10-2023.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Amsterdam sẽ trình bày kết quả nghiên cứu này tại hội nghị của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm châu Âu tại Barcelona (Tây Ban Nha) tổ chức từ ngày 27 đến ngày 30-4 tới.

Nghiên cứu mới: Mắc COVID-19 khiến IQ giảm

Một nghiên cứu quy mô lớn mới đây tiết lộ hậu quả lâu dài của việc mắc COVID-19 có thể gồm giảm khả năng nhận thức và trí nhớ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar