03/11/2018 17:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh

MINH AN
MINH AN

TTO - Hay tin thiền sư Thích Nhật Hạnh đang an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu (đồi Dương Xuân, đường Lê Ngô Cát, TP Huế), hôm nay rất đông tăng ni Phật tử, người dân địa phương, du khách trong, ngoài nước đã tìm đến đây với ước nguyện gặp được thiền sư.

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 1.

Rất đông du khách đứng trước khu vực nội điện sáng 3-11 chờ được gặp . - Ảnh: M. AN

Từ sáng sớm 3-11, dòng người đổ về chùa Từ Hiếu nhộn nhịp chẳng khác gì ngày lễ lớn theo nghi thức Phật giáo. Không chỉ cư dân địa phương, hòa cùng dòng người ấy phần lớn là người dân, du khách sinh sống khắp mọi miền đất nước lẫn khách Tây.

Càng đến trưa dòng người mỗi lúc mỗi đông. Nhiều người đem theo hoa mong được gặp để dâng lên thiền sư Thích Nhất Hạnh. Họ đứng ngồi ngay trước cửa nội viện, nơi mà thiền sư Thích Nhất Hạnh đang an dưỡng và hy vọng sau khi thiền sư gặp gỡ các sư huynh đệ, con cháu của môn phái sẽ ra chào mọi người.

Thế nhưng đến khoảng 12h trưa, các sư thầy cho biết thiền sư sẽ không ra như dự kiến ban đầu mà không nói rõ lý do. Tuy nhiên, theo quan sát của Tuổi Trẻ Online nhiều nhóm người vẫn nán lại để chờ. "Tôi đến Huế hai ngày nay chỉ nguyện được gặp thiền sư một lần, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có duyên" - chị Nguyễn Thu Hoài (TP Hải Phòng) chia sẻ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh về đến Tổ đình Từ Hiếu - nơi ngài đã xuất gia năm 16 tuổi - vào chiều 28-10. Tại đây, thiền sư được các thị giả thân cận đưa dạo quanh chùa, lễ Phật ở chánh điện và thắp hương lên bàn thờ ngài sư tổ khai sơn của chùa. Dù không nói được nhưng sắc diện của ngài khá tốt, có thể giao tiếp bằng cử chỉ và ánh mắt.

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 2.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh về đến Tổ đình Từ Hiếu - nơi ngài đã xuất gia năm 16 tuổi chiều 28-10. - Ảnh: M. AN

Nhà chùa cũng đã chuẩn bị cho thiền sư một thiền thất để nghỉ ngơi và được thiền sư đặt tên "Thất lắng nghe" - cũng chính là nơi mà ngài từng lưu trú những chuyến về thăm trước đây. Những ngày qua, thiền sư thường được chúng đệ tử đẩy xe dạo quanh vườn chùa vào mỗi sáng sớm.

Trước đó, trong một bức thư gửi chư vị tôn đức và con cháu Tổ đình Từ Hiếu, thiền sư Thích Nhất Hạnh để nói cuộc trở về này rằng: "…Tôi quyết định trở về Việt Nam để được sống nơi đất Tổ. Có mặt cùng chư huynh đệ và con cháu của Tổ đình cho đến ngày tôi chuyển bỏ hóa thân này.

Không những thế, giờ đây chúng ta đã có hàng triệu con cháu của Tổ đình Từ Hiếu từ những quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới. Vì lòng thương tưởng đàn hậu học, tấm lòng lân mẫn đến những thế hệ tương lai đó, tôi muốn nhập diệt tại chốn Tổ để con cháu Tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa...".

Hôm qua (2-11) đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ đã đến chùa Từ Hiếu thăm thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tại đây, ông Bùi Thanh Hà, phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đã chuyển lời thăm hỏi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Ông Hà mong sức khỏe của thiền sư được chăm sóc tốt, để thời gian cuối đời sống ở Việt Nam trong tình cảm ấm áp của quê hương và đồng đạo. Đáp lại, các sư đệ đã thay mặt thiền sư Thích Nhất Hạnh cảm ơn sự quan tâm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Bùi Thanh Hà, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: trở về để duy trì sự kết nối sâu sắc

"Lần trở về này của Thầy có ý nghĩa vô cùng quý báu, nó giúp cho những người học trò trong tăng thân quốc tế rộng lớn của thầy có thể duy trì sự kết nối sâu sắc, không gián đoạn với gốc rễ tâm linh của mình ở Việt Nam". Đó là ý nghĩa của hành trình trở về của thiền sư Thích Nhất Hạnh được phát đi vào chiều 3-11 qua thông cáo báo chí của .

Theo đó, sau gần 60 năm giảng dạy và truyền trao giáo lý ở nhiều nước trên thế giới, sự trở về ngôi chùa tâm linh gốc rễ của thiền sư Thích Nhất Hạnh mang lại niềm bình an và hạnh phúc lớn cho các học trò, cho chùa Từ Hiếu và cho các thế hệ tiếp nối. Là người khởi xướng phong trào "Đạo Bụt dấn thân", thiền sư đã cống hiến cả cuộc đời mình để làm mới đạo Bụt với mong muốn giúp cho từng cá nhân cũng như toàn xã hội giải quyết những khó khăn, thử thách trong thời đại. Những giáo lý mà ngài trao truyền luôn bắt nguồn từ gốc rễ tâm linh mang tinh thần nhập thế của các vị Tổ Sư đã làm rạng rỡ cho đạo Bụt Việt Nam từ thời Lý Trần.

Cũng theo thông cáo báo chí này, từ khi về đến Tổ đình Từ Hiếu, sức khỏe của thiền sư vẫn còn yếu nhưng định tĩnh. Ngài đã cùng tăng thân thiền hành vào lúc bình minh, thăm mọi nơi trong ngôi chùa vốn là nhà của thầy và là nơi thầy được nuôi dưỡng khi mới bắt đầu con đường tu tập.

Thiền sư khẳng định lại điều mình đã nói trong chuyến trở về Việt Nam đầu tiên vào năm 2005: "Không có tôn giáo nào, học thuyết nào, chủ nghĩa nào cao hơn tình huynh đệ". Ngài vẫn kiên định và tràn đầy năng lượng trong việc xây dựng tăng thân, thúc đẩy quá trình trị liệu, hòa giải và chuyển hóa trong cộng đồng, xã hội và trên thế giới.

Một số hình ảnh được Tuổi Trẻ Online ghi lại vào sáng 3-11 tại chùa Từ Hiếu:

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 4.

Tổ đình Từ Hiếu - nơi thiền sư Thích Nhật Hạnh trở về lưu trú, an dưỡng. - Ảnh: M. AN

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 5.

Một nhóm các sư cô và đại chúng đang sinh hoạt trong lúc chờ gặp thiền sư ở bên ngoài vườn chùa Từ Hiếu. - Ảnh: M. AN

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 6.

Một người dân đem theo hoa với ước nguyện sẽ dâng lên khi gặp được thiền sư Thích Nhất Hạnh. - Ảnh: M. AN

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 7.

Thế nhưng đến khoảng 12h trưa, các sư thầy cho biết thiền sư sẽ không ra như dự kiến ban đầu mà không nói rõ lý do. - Ảnh: M. AN

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 8.

Một nhóm du khách nước ngoài tìm đến chùa Từ Hiếu khi hay tin thiền sư Thích Nhất Hạnh ở đây. - Ảnh: M. AN

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 9.

Không chỉ người dân, du khách, các thầy chùa từ nhiều nơi cũng tìm về mong được gặp thiền sư. - Ảnh: M. AN

Người dân đến chùa Từ Hiếu chờ gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh 10.

Dù đến trưa 3-11 nhiều người vẫn chưa thể gặp được thiền sư nhưng vẫn cố nén lại chùa với tâm niệm chờ đủ duyên sẽ được hạnh ngộ. - Ảnh: M. AN

TTO - 'Mỗi hơi thở một nụ cười' và 'Con gà đẻ trứng vàng' là hai ấn phẩm của thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa ra mắt độc giả ngay trước ngày thiền sư trở về quê hương. Sách nhanh chóng được tái bản ngay sau một tuần lên kệ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar